Mạnh tay xử phạt quảng cáo thổi phồng, sai sự thật
Đại biểu Nguyễn Thị Xuân - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk nêu kiến nghị, tại Báo cáo số 1467, Bộ Y tế đã đánh giá hệ thống pháp luật quản lý về thực phẩm chức năng tương đối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.Tuy nhiên, thực trạng về thực phẩm chức năng vẫn tràn lan trên thị trường với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí có chứa chất cấm khiến cử tri vô cùng lo lắng, bức xúc. Với thực trạng này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân đề nghị Bộ trưởng chỉ rõ lỗ hổng và cần có các giải pháp.
Bộ trưởng Y tế Đào Ngọc Lan đánh giá hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thực phẩm chức năng đã tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành hàng này. Thực tế, sản phẩm thực phẩm chức năng của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia, khẳng định chất lượng và uy tín. Để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế đã ban hành quy định bắt buộc các nhà máy sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn thực hành tốt. Bộ luật Hình sự đã quy định rõ các mức xử phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng.
Tuy nhiên, lợi nhuận cao từ việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng giả đã khiến tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để quảng cáo phóng đại công dụng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và niềm tin của người dân. Đặc biệt, tình trạng buôn lậu thực phẩm chức năng giả qua biên giới cũng là một thách thức lớn.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã công khai danh sách các doanh nghiệp được cấp phép sản xuất thực phẩm chức năng, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm uy tín. Đồng thời, Bộ đã phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đặc biệt là trong lĩnh vực quảng cáo.
Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Đặng Thị Bảo Trinh - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam cho biết, với tâm lý thực phẩm chức năng bổ dưỡng, không có tác dụng phụ, được giới thiệu là hàng xách tay, người tiêu dùng không tiếc tiền chi cho các sản phẩm ấy. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế làm rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước và giải pháp trong thời gian tới để kiểm soát việc mua bán các sản phẩm này.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về việc quản lý thị trường thực phẩm chức năng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Ngọc Lan cho biết, thực phẩm chức năng xách tay là từ được sử dụng bởi người tiêu dùng, chỉ các sản phẩm nhập khẩu do người đi nước ngoài mang về. Trong các văn bản pháp quy hiện không có khái niệm này. Khi các thực phẩm chức năng mang từ nước ngoài về, sử dụng cho cá nhân thì không trong diện quản lý. Nhưng nếu các thực phẩm đó được mang ra buôn bán, thì điều kiện để kinh doanh thực phẩm chức năng là phải được cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm, sản phẩm đó phải được dán nhãn phụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm xách tay không rõ nguồn gốc được bán tại các cửa hàng, hoặc bán qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Bộ trưởng khẳng định, nếu đã bán hàng thì phải đáp ứng được đầy đủ các quy định liên quan tới đăng ký, công bố sản phẩm. Bán hàng với các sản phẩm không có công bố này là vi phạm pháp luật. Đối với các sản phẩm quảng cáo, theo quy định của pháp luật về quảng cáo, sản phẩm quảng cáo phải có giấy xác nhận nội dung quảng cáo được các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Việc bán hàng online không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng đầy đủ các quy định thì đều là vi phạm.
Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tích cực phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng cường kiểm soát việc bán hàng trên thị trường, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng có nhận thức đúng đắn. Bộ Y tế cùng các Bộ đã thành lập đội phản ứng nhanh, khi phát hiện các sai phạm, theo chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, Bộ cũng có cách thức xử lý. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là liên quan đến mạng xã hội, khi máy chủ đặt ở nước ngoài, nên việc kiểm soát nằm ngoài phạm vi của cơ quan chức năng.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Trong chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Khoảng 16h26 ngày 23/11, đã xảy ra cháy tại nhà dân có địa chỉ số 73 phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Hơn 200 kg ma túy các loại cùng 10 đối tượng trong đường dây tội phạm ma túy hoạt động xuyên quốc gia đã bị triệt xóa, bóc gỡ. Đây là thành quả của Chuyên án A724p, triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam. Thành công của chuyên án này là minh chứng cho công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy cấp trung ương.
UBND phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng đang đề xuất khen thưởng một nhóm thanh niên tham gia cùng lực lượng chữa cháy cơ sở dập tắt đám cháy tại địa bàn.
0