Mập mờ chuyện điện đàm giữa ông Trump và ông Putin
Chuyện điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin được đặc biệt để ý đến nguyên do chính là ông Trump được cả trong lẫn ngoài nước Mỹ cho rằng có mối quan hệ cá nhân đặc biệt với ông Putin. Ông Trump nhiều lần tự nhận về khả năng giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong thời gian chỉ có một ngày. Mọi người đều biết ông Trump cần đồng minh và không ai khác đó chính là ông Putin, nếu muốn chấm dứt cuộc chiến tranh.
Tờ nhật báo Mỹ Washington Post đưa tin, ông Trump và ông Putin điện đàm với nhau. Theo đó, tờ này đưa ra ba thông tin cụ thể: ông Trump khuyến nghị ông Putin không gia tăng chiến sự ở Ukraine, lưu ý ông Putin rằng quân đội Mỹ hiện diện ở khắp mọi nơi trên thế giới và hai người nhất trí sẽ tiếp tục liên lạc với nhau.
Cộng sự của ông Trump không xác nhận nhưng cũng không phủ nhận những thông tin mà tờ nhật báo Mỹ Washington Post công bố. Sau đó, người phát ngôn của ông Putin cho biết, không có cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin. Phía ông Trump không biểu lộ phản ứng gì về sự phủ nhận của phía Nga.
Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi: liệu ông Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin đã có điện đàm với nhau không? Cả phía Nga lẫn bên ông Trump dường như đều hài lòng về tình trạng mập mờ này, thậm chí còn có thể thích thú nữa. Trong thực tiễn ngoại giao quốc tế và chính trị thế giới, không xác nhận và cũng chẳng phủ nhận được ngầm hiểu chung là xác nhận nhưng không chịu trách nhiệm về sự xác nhận và để ngỏ cho sau này mọi khả năng đều có thể xảy ra, làm cho bên ngoài phải để ý và quan tâm đến hơn.
Gần như không thể có chuyện tờ Washington Post lan truyền thông tin không được kiểm chứng trước, dựng tin không có thật để câu views. Phía Nga không bác bỏ ngay sau khi tờ báo trên đưa tin và chỉ làm việc này sau khi phía ông Trump phát biểu lập lờ. Ông Putin đã chúc mừng ông Trump đắc cử nhưng không bằng cách trực tiếp điện đàm với ông Trump mà "tiện thể" trong một bài thuyết trình về đường lối đối ngoại ở Sotchi.
Sự thật phía sau sự mập mờ của cuộc điện đàm nhiều khả năng là ông Trump đã chủ động điện đàm với ông Putin nhưng không thuyết phục được ông Putin giúp thực hiện tuyên bố có thể chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine trong vòng một ngày. Sự thật phía sau là ông Putin trù liệu khả năng có thể xảy ra là ông Trump trở lại cầm quyền nhưng không còn là ông Trump ở nhiệm kỳ trước nên chưa ngả hết mọi con bài. Sự thật ở phía sau là rất có thể hai người kia đã dàn xếp được với nhau những chuyện gì đấy sẽ được công khai ngay sau khi ông Trump chính thức nhậm chức.
Ngày 13/11, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề tuần lễ cấp cao APEC ở Peru.
Các nghị sỹ Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã bầu Thượng nghị sỹ John Thune của bang Nam Dakota làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện khóa tới, thay thế cho nhà lãnh đạo kỳ cựu là ông Mitch McConnel, 82 tuổi, người sẽ từ chức với kỷ lục 18 năm liền đảm nhiệm cương vị này.
Ngày 13/11, chính quyền Tây Ban Nha đã đóng cửa trường học và sơ tán người dân khi mưa lớn trút xuống nước này, 2 tuần sau trận lũ nghiêm trọng khiến hơn 200 người thiệt mạng.
Cựu dân biểu đảng Dân chủ Tulsi Gabbard – người thường xuyên chỉ trích các hoạt động của Mỹ ở nước ngoài vừa được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử trong Nội các mới với chức vụ Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI).
Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã bầu ông John Thune làm lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện khoá tới. Ông John Thune sẽ thay thế nhà lãnh đạo kỳ cựu là ông Mitch McConnell, 82 tuổi, người sẽ từ chức với kỷ lục 18 năm liền đảm nhiệm cương vị này.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 13/11 đã thảo luận về các cuộc xung đột tại Ukraine và Trung Đông trong một cuộc họp thân mật tại Nhà trắng.
0