Mất 2,8 tỷ khi đăng ký cho con học khoá tu | Hà Nội tin mỗi chiều
Mất 2,8 tỷ khi đăng ký cho con học khoá tu
Khi nghiên cứu các khóa tu mùa hè cho con, một phụ nữ ở Hà Nội kết nối với tài khoản facebook “Tu Sinh Mùa Hè” để đăng ký cho con. Sau đó, một người xưng là “Trưởng ban Tu sinh” gọi cho chị, cung cấp số điện thoại và ảnh căn cước công dân của “Trưởng ban” để tạo niềm tin. Đối tượng đưa chị vào nhóm trên mạng xã hội Telegram và yêu cầu mua vật phẩm phong thủy nhằm tăng tương tác cho công ty vật phẩm phong thủy vì họ là nhà tài trợ chính cho khóa tu. Sau nhiều lần mua và được hoàn lại tiền vật phẩm, nhóm này yêu cầu chị chuyển số tiền lớn hơn với các lý do: thao tác sai, không chụp ảnh vật phẩm, phải hoàn thành thao tác, hoàn thành điểm tín nhiệm. Chỉ trong hai ngày, chị này đã bị chiếm đoạt 2, 8 tỷ đồng.
Ngày 16/3, Công an TP Hà Nội phát đi thông tin cảnh báo người dân về tình trạng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản thông qua các khóa tu mùa hè trên mạng xã hội. Những năm gần đây, nhiều phụ huynh lựa chọn khóa tu mùa hè cho con tham gia. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều trung tâm trải nghiệm đã liên kết với các nhà chùa mở các khóa học, quảng cáo rầm rộ đến từng phụ huynh. Giữa ma trận này, phụ huynh nếu không biết cách lựa chọn cho con những lớp học phù hợp sẽ rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”. Theo các chuyên gia giáo dục, kỳ nghỉ hè không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để hồi phục về thể chất và tinh thần sau một năm học, mà còn là thời gian vàng để trẻ có những trải nghiệm, học hỏi kỹ năng sống.
Có trẻ nghiện game, mê điện tử, hay đánh nhau, chửi thề, lười học, ỉ lại... khiến bố mẹ bất lực. Nhiều phụ huynh, khi gửi con nhỏ vào các khóa tu ở chùa, thường mang kỳ vọng con có thể tu tâm dưỡng tính, thay đổi, giác ngộ. Với suy nghĩ này, họ ép con theo học các khóa tu mà không để ý đến cảm giác, tính cách, khả năng thích nghi của con. Nhiều đứa trẻ bị đẩy vào không gian tĩnh mịch, hương khói, tiếng gõ mõ tụng kinh ở chùa... rơi vào cảm giác lạ lẫm, hoảng loạn.
Theo các chuyên gia tâm lý, cha mẹ gửi con đến các khóa học kỹ năng sống như học kỳ quân đội, các khóa tu hè... thường vì nhu cầu của chính mình nhiều hơn là của con trẻ. Có thể xem đó là một khóa học để có những trải nghiệm, sẽ nhẹ nhàng hơn cho tất cả. Nếu không hãy để trẻ về thăm ông bà nội ngoại và sống ở đó còn tốt hơn là đẩy trẻ vào các chương trình này với đủ thứ kỳ vọng trút lên đầu con trẻ.
Hai tháng nữa là tới kỳ nghỉ hè, vì vậy cha mẹ hãy tham khảo ý kiến, mong muốn của con về mùa hè này. Cũng cần cẩn trọng khi tìm hiểu các thông tin về các khóa học trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo.
Nên bỏ quy định tạm giữ xe khi vi phạm giao thông lỗi nhẹ
Cả nước có hàng triệu phương tiện giao thông (gồm ô tô, mô tô, xe gắn máy) bị tạm giữ do người điều khiển phạm luật. Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong nửa đầu năm 2023, công an đã giữ gần 530 nghìn phương tiện các loại.
Các cơ sở tạm giữ xe thuộc quản lý của lực lượng cảnh sát giao thông đã quá tải. Tại những bãi tạm giữ không đảm bảo điều kiện về an ninh trật tự, an toàn PCCC, nhiều xe bị hư hỏng do mưa nắng. Thậm chí, tại một số bãi tạm giữ xe đã xảy ra tình trạng cháy nổ, gây thiệt hại lớn về tài sản. Việc đầu tư, duy trì các cơ sở tạm giữ xe cũng gây tốn kém ngân sách. Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho rằng, cần hạn chế hình thức tạm giữ phương tiện của người phạm luật Giao thông đường bộ. Thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp thay thế khác dựa vào việc quản lý phương tiện bằng khoa học công nghệ.
Thiếu tá Nguyễn Minh Đức, Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho rằng: “Thay vì tạm giữ phương tiện, giấy tờ của người vi phạm, cơ quan chức năng có thể nghiên cứu, đưa ra quy định cho phép lực lượng CSGT có thể trừ tiền thông qua số tài khoản của người vi phạm. Đối với các phương tiện bị người vi phạm bỏ lại, nếu phương tiện còn có thể tái sử dụng được thì cơ quan chức năng có thể xem xét tu sửa để phân về cho lực lượng chức năng tại các địa phương thay vì thanh lý với giá siêu rẻ như hiện nay”.
Mới đây, Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam đề xuất nên bỏ quy định tạm giữ xe khi vi phạm giao thông lỗi nhẹ. Trừ các phương tiện là tang vật trong các vụ án hình sự hoặc các trường hợp người vi phạm lỗi nặng, nên nghiên cứu sửa đổi bỏ tạm giữ phương tiện trong một số trường hợp lỗi nhẹ. Có thể tăng tiền phạt thay cho việc tạm giữ phương tiện.
Theo nhiều người tham gia giao thông, người vi phạm đã bị tạm giữ giấy phép lái xe, đồng nghĩa bị tước quyền điều khiển phương tiện giao thông nên việc tạm giữ phương tiện không thực sự cần thiết. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng xe cộ là tài sản cá nhân không liên quan đến việc xử phạt hành chính và ý thức người lái xe. Phạt người vi phạm chứ không nhất thiết phải phạt chiếc xe.
Hà Nội đẩy nhanh tiến độ cấp nước sạch nông thôn
Ngay tại các khu đô thị ở trung tâm thủ đô, những năm gần đây, cứ đến mùa hè, tình trạng thiếu nước sạch tái diễn. Cư dân nhọc nhằn lo chuyện nước. Theo thống kê của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, tính đến nay 289/413 xã thuộc Hà Nội được đầu tư hệ thống cấp nước sạch tập trung. Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch tập trung đạt khoảng 90%. Còn 124 xã chưa có đường ống cấp nước sạch về các khu dân cư nông thôn.
Việc chậm trễ thực hiện đầu tư mạng lưới cấp nước sạch nông thôn có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các tổ chức, doanh nghiệp được giao thực hiện dự án cấp nước nhưng không triển khai. Phó Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thế Công cho biết, Sở đã tham mưu UBND TP Hà Nội điều chỉnh lại vùng cấp nước sạch để kêu gọi xã hội hóa đầu tư. UBND TP Hà Nội đã giao hàng chục doanh nghiệp triển khai cấp nước cho các xã còn lại theo hình thức xã hội hóa.
Tại nhiều địa phương, dù đường ống cấp nước sạch đã được cấp đến tận hộ gia đình, nhưng người dân lại không mặn mà sử dụng nước sạch. Một số chỉ sử dụng rất hạn chế cho mục đích ăn uống. Nhiều khu vực có nước sạch nhưng người dân lại nghi ngại nước chưa thật sự sạch. Trước tình trạng này, UBND các huyện, thị xã đã triển khai nhiều giải pháp như tuyên truyền, vận động song song với tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Tại một số khu đô thị xây dựng vùng ven, độc lập việc cung cấp nước cho dân cư trong khu đô thị chỉ có một nguồn duy nhất, nên khi gặp sự cố không có nguồn nước cấp khác thay thế, bổ sung kịp thời. Như khu đô thị Thanh Hà, năm 2023 xảy ra mất nước kéo dài do thiếu nguồn dự phòng.
Khi thiếu nước chỗ này, thành phố yêu cầu chỗ kia ứng cứu, doanh nghiệp vẫn chấp hành. Nhưng về tâm lý, không ai thoải mái với việc phải ứng cứu cho khách hàng của đối phương khi họ có năng lực mà không thể chen chân vào một thị trường nào đó chỉ vì “miếng bánh đã chia”. Điều này không phù hợp với quy luật thị trường. Tiếp cận nước sạch là một trong các quyền cơ bản của con người, được Liên hợp quốc công nhận từ cách đây 13 năm./.
- Hà Nội đặt mục tiêu quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 | Hà Nội tin mỗi chiều
- Du lịch Hà Nội 2024 có gì hấp dẫn | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đến 2045, phát triển đội ngũ trí thức Thủ đô lớn mạnh | Hà Nội tin mỗi chiều
- Hà Nội đạt chỉ số đổi mới sáng tạo cao nhất cả nước | Hà Nội tin mỗi chiều
- Đề nghị có giấy phép lái xe cho người từ 16-18 tuổi | Hà Nội tin mỗi chiều
Có một người được sinh ra và lớn lên nơi mảnh đất phương Nam đầy nắng gió. Cô luôn ao ước được chiêm ngưỡng vẻ rêu phong cổ kính, được đắm mình trong tiết thu se sắt hay cái giá rét của ngày đông phố cổ, được ngắm nhìn những phụ nữ Hà Thành với nét duyên dáng đặc trưng của mình… Và rồi cô cũng có dịp đến thăm mảnh đất kinh kỳ với bao háo hức, mong chờ.
Thời tiết năm nay khác hẳn năm trước. Năm trước mưa thường ghé lúc chiều chiều, mưa từng hồi nặng hạt kéo theo nước dâng ngập lối. Năm nay mưa đỏng đảnh và bất chợt, cứ đến rồi đi, bất kể thời gian nào trong ngày. Mưa đi ngang tưới mát con phố nhỏ, mưa vô tình làm ướt góc sân mới hôm trước còn đắm mình trong cái nắng oi ả. Có người cũng quen dần với sự thất thường ấy của những ngày mưa.
Có một người nhìn vườn thu qua ô cửa sổ, thấy cây lá reo vui, trái chín gọi mời. Mùi hương quen thuộc mỗi mùa thu lại dậy lên trong gió thoảng. Cây thị góc vườn, cây ổi bờ ao bao năm nay vẫn đúng hẹn đơm hoa kết trái để mỗi khi thu về lại lặng lẽ tỏa hương. Gió thu xao động, trái chín đung đưa.
Mùi hương hoa sử quân tử trong đêm mưa luôn dịu dàng ôm ấp tôi sau ngày dài mỏi mệt. Có một người cũng như tôi, vẫn nhìn thấy loài hoa quen thuộc ấy hằng ngày, thế mà phải vào một đêm mưa tan, cô ấy mới nhận ra hương thơm của sử quân tử có thể khiến người ta thấy bình an đến vậy.
Một ngày cuối hạ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khi những tán cây ngô đồng dần trở nên vàng vọt, lòng một người không khỏi nao nao nhớ mùa thu Hà Nội. Đó cũng là lý do dẫu sống xa xứ nhưng người đó thường giữ thói quen quay trở về Hà Nội vào mùa thu. Cũng bởi, mùa thu trong ký ức của nhiều người Hà Nội có một hương vị rất riêng biệt, chẳng thể trộn lẫn với bất kỳ nơi nào.
Có một người ngồi trong quán nhâm nhi từng ngụm café. Nhìn ngắm không gian được bài trí theo lối cổ xưa, những vật dụng xưa cũ, những ký ức chợt ùa về. Những vui buồn, sung sướng hay khổ đau đều như một thước phim quay chậm từ từ hiện ra trong trí óc cô. Một bản nhạc không lời nhiều âm sắc khiến cô chầm chậm đi ngược dòng thời gian.
0