Mặt bằng cho thuê ế ẩm dịp giáp Tết
Phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi được mệnh danh là tuyến phố sấm uất, đắt đỏ của Thủ đô, thế nhưng trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm trước đây, hàng loạt cửa hàng khu vực trung tâm, vị trí đắc địa lại đang đóng cửa im lìm, hàng loạt những bảng biển “cho thuê cửa hàng” treo chi chít.
Ông Hồ Văn Lợi - Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội cho biết: "Ngày xưa thì không có cái nào trống. Một cửa hàng 20 – 25 triệu giờ chắc còn 12 - 15 triệu mà vẫn chưa có người thuê. Còn phía người đi thuê cũng có câu chuyện của riêng mình".
Cửa hàng chăm sóc móng tay của chị Nguyễn Minh Châu ở phố Cầu Gỗ, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội giờ đây đã phải giảm đi hai cơ sở vì số lượng khách ít mà chi phí mặt bằng vẫn cao. Bài toán kinh tế đang mất cân đối, khó khăn chồng chất khó khăn.
Chị Châu chia sẻ: “Em cảm thấy ảnh hưởng còn nặng hơn đợt dịch ra. Tại vì bình thường là giờ này bọn em đông khách lắm rồi, làm còn không kịp, vẫn còn khách phải ngồi chờ. Năm nay đến giờ này vẫn chưa thấy khách đâu cả. Đây là cửa hàng thứ ba của bọn em chứ không phải một cửa hàng mà hai bên kia cũng ảnh hưởng không nhẹ từ đợt dịch. Cô chú cũng đã bớt cho rồi. Thật sự thì năm nay kém lắm”.
Tình trạng bán ế ẩm do kinh tế suy giảm, khách mua online nhiều. Phần lớn chủ hàng rút lui về những mặt bằng vùng ven hoặc trong hẻm để tiết kiệm chi phí. Nhiều cửa hàng đã tìm cách đẩy mạnh bán online, tuyển dụng nhân viên bán hàng có kinh nghiệm bán hàng trực tuyến.
Ông Đồng Sỹ Cường - Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết: “Tôi thấy như những nhà xung quanh ngày xưa giá có khả năng vài chục triệu mà giờ có giảm đi 50% cũng khó có người thuê. Mà quần áo bán cửa hàng không lại được với bán trên mạng rồi.”
Theo nhiều chuyên gia, để nhà mặt phố cho thuê hết “ế ẩm”, bản thân chủ nhà và người thuê nên chủ động phương án ứng phó với các khó khăn chung và có biện pháp thích nghi với tình hình mới. Như vậy mới nhen nhóm được sự quay trở lại của thị trường cho thuê nhà mặt phố.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ ngày 1/8/2024 đến trước ngày 30/6/2025, Hà Nội tiến hành kiểm kê đất đai và quyết tâm hoàn thành Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai trong năm 2025.
Sau một thời gian tạm lắng, giá rao bán đất nền ven đường Vành đai 4 tiếp tục được đẩy lên. Nhiều chuyên gia cho rằng đất tại các khu vực này từng tăng giá nhiều lần, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599 ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố.
Theo Luật Đất đai 2024, giá đất được xây dựng theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, hiểu giá trị trường như thế nào? Làm sao có bảng giá đất phù hợp? Những câu hỏi này xuất phát từ rất nhiều vướng mắc trong thực tiễn đòi hỏi cơ quan chức năng phải giải quyết.
Xu hướng bất động sản thế giới hướng đến tiêu chí xanh và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc đua này. Số lượng dự án xanh hiện tại vượt xa mục tiêu đề ra, cho thấy nỗ lực chuyển đổi mạnh mẽ của ngành bất động sản Việt Nam.
0