Mặt bằng nhà phố cho thuê cuối năm ở TP.HCM vắng khách

Chỉ còn ngày nữa là kết thúc năm 2023 thế nhưng phân khúc bất động sản nhà phố cho thuê trên địa bàn TP.HCM vẫn đang chật vật đối diện với cảnh các nhà đầu tư, người đi thuê trả mặt bằng.

Cửa hàng kinh doanh quần áo trên đường Nguyễn Đình Chiểu.

Từng có cửa hàng kinh doanh quần áo trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3 nhưng anh Trịnh Nguyễn Tuấn Anh - chủ cửa hàng YuCherry, Quận Phú Nhuận, TP.HCM buộc phải trả mặt bằng, thu hẹp và chuyển hướng kinh doanh.

Anh Tuấn Anh chia sẻ: "Chi phí thuê mặt bằng là chi phí cứng sẽ rất khó thay đổi và khá cao ở những địa điểm đắt đỏ như ở Quận 3, Quận 1 nên khi chi phí mặt bằng cao như vậy và với doanh thu không ổn định cũng như sụt giảm khiến lợi nhuận không như ban đầu, làm mình dễ quyết định hơn trong việc trả mặt bằng. Với việc hành vi khách hàng thay đổi về mặt online nhiều hơn thông qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử thì bên mình quyết định louge trở lại và phục vụ khách hàng online nhiều hơn và tung nhiều deal khuyến mãi hơn".

Mặc dù làn sóng trả mặt bằng cho thuê đang xuất hiện ở nhiều nơi tại TP.HCM, đặc biệt tại các khu vực trung tâm như Quận 1, Quận 3 hay các quận ven như Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận. Tuy nhiên giá thuê vẫn được cho là đắt đỏ hoặc nếu giảm cũng rất ít ỏi.

Mặt bằng nhà phố cho thuê cuối năm ở TP.HCM vắng khách

Làn sóng trả mặt bằng cho thuê đã diễn ra âm ỉ từ lâu đặc biệt trong một năm qua nền kinh tế chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, các ngành nghề mua sắm, du lịch sụt giảm, người dân thắt chặt chi tiêu mua sắm đã khiến cho nhiều người kinh doanh phải đóng cửa trả mặt bằng.

Theo thống kê của Cục thuế TP.HCM, hơn 60.000 doanh nghiệp đã rời thị trường TP.HCM trong 10 tháng qua. Con số này gần gấp đôi so với số doanh nghiệp thành lập mới trong cùng thời gian. Các mặt bằng cho thuê tại TP.HCM cũng vì thế mà ế ấm ngày càng nhiều, một số chuyên gia nhận định mặt bằng bán lẻ hiện nay dù vào dịp cuối năm nhưng chắc chắn vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn. Người dân chi tiêu thắt chặt hơn, ngành nghề dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng. Sức cầu ít đi thì làn sóng trả mặt bằng còn tiếp diễn.

Bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý bộ phận Cho thuê bán lẻ Savills, Việt Nam cho biết: "Đặc điểm của nhà phố và cả giá cả là những yếu tố then chốt để quyết định nên sản phẩm đó có được cho thuê nhanh chóng hay sẽ bị sót lại. Tôi nhìn thấy sự thật là sau khi các nhãn hàng đã đạt được một số lượng cửa hàng nhất định rồi thì họ sẽ bắt đầu tái cấu trúc lại công ty, họ sẽ xem xét lại đâu là những địa điểm chưa được hiệu quả để cắt giảm bớt hoặc không tái ký hợp đồng thuê trong năm tiếp theo nữa và họ chỉ giữ lại địa điểm hiệu quả".

Bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý bộ phận Cho thuê bán lẻ Savills chia sẻ

Hiện nay không ít khách thuê mặt bằng bán lẻ có nhu cầu nhưng vẫn trong trạng thái chờ đợi để có được những mặt bằng rẻ hơn. Theo diễn biến chung, nhiều khả năng đến quý II/2024 thị trường mặt bằng bán lẻ mới dần khởi sắc. Dự báo của các chuyên gia sẽ mất ít nhất một năm nữa để tái cân bằng và thiết lập một mặt bằng giá mới ở TP.HCM. Vì vậy thời điểm này chủ cho thuê và người thuê nên thương lượng mức giá hợp lý để cùng có lợi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề, tuy nhiên từ cuối năm 2023 đến nay lại giảm mạnh.

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.