Mặt bằng trung tâm thương mại hút khách

Trái ngược với tình cảnh cho thuê ảm đạm của các cửa hàng mặt phố, thị trường cho thuê mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại tại Hà Nội lại khá sôi động với tỷ lệ lấp đầy cao.

Dù mới khai trương nhưng với lượng khách tham quan gian hàng được xem là “thành công” của nhãn hàng. Tất cả các sản phẩm của thương hiệu này đều chiết xuất từ thiên nhiên, 74% bao bì được làm từ nhựa tái chế. Với triết lý bảo vệ môi trường như vậy, từ khi gia nhập vào thị trường Việt Nam vào tháng 12/2023, thay vì tăng cường cạnh tranh và sử dụng mạng xã hội để truyền thông tới khách hàng, đại diện thương hiệu hiện đã thực hiện việc: bán tới tay khách hàng để cảm nhận được phản hồi thật từ khách và tìm hướng phát triển tốt nhất cho các dòng sản phẩm. Và do vậy mặt bằng bán lẻ ở Trung tâm thương mại đã được ưu tiên tìm tới.

Anh Nguyễn Hoàng Khánh Linh - Cửa hàng phó, Thương hiệu LUSH cho rằng: "Đi theo những triết lý của công ty cho nên là chúng tôi lựa chọn thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại mà có triết lý kinh doanh bền vững và có lưu lượng khách hàng vừa phải để có thể lan tỏa đến khách hàng những trải nghiệm tốt nhất và độc đáo nhất."

Còn với thương hiệu thời trang Vulcano, họ ưu tiên mở mặt bằng tại các trung tâm thương mại. Bởi ngoài lượng khách tới vui chơi mua sắm đông đúc vào các dịp cuối tuần hay lễ, Tết thì không gian rộng, sang trọng cũng tạo nên các hình ảnh đẹp, ấn tượng cho sản phẩm.

Mặt bằng trung tâm thương mại hút khách

Chị Hà Thị Ngọc - Quản lý khu vực Hà Nội, Thương hiệu Vulcano chia sẻ: "Chúng tôi cũng luôn nhận được sự hỗ trợ khá tốt của trung tâm thương mại trong việc hợp tác các chương trình khuyến mại, các hoạt động quảng bá, thu hút khách hàng, vì thế Vulcano luôn được khách hàng tin tưởng yêu thích và là một trong những showroom có lượng khách tham quan mua sắm rất cao."

Năm 2023. trái ngược với tình hình trầm lắng của nhà phố cho thuê, các trung tâm thương mại đã ghi nhận nhiều điểm sáng. Thống kê cho thấy, tỉ lệ lấp đầy mặt bằng kinh doanh tại trung tâm thương mại vượt mức trên 90%.

Có thể thấy, người dân đang hình thành thói quen mua sắm mới: thay vì nhanh, tiện khi ghé vào các cửa hàng ven đường, giờ đây họ sẽ dành thời gian nghỉ ngơi để vào Trung tâm thương mại. Đây cũng như một cách mua sắm, cách tụ tập bạn bè và hưởng thụ các dịch vụ tiện ích. Với sức hấp dẫn và tiềm năng sẵn có, nhiều thương hiệu tên tuổi của nước ngoài như AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc)… đã không ngừng mở rộng và tăng sự hiện diện tại Thủ đô. Về phía doanh nghiệp, ngoài nắm bắt từ nhu cầu người tiêu dùng, việc lựa chọn, phát triển nhãn hàng tại các Trung tâm thương mại còn xuất phát từ chính sự chuyên nghiệp trong khâu ký kết Hà Đông. Theo đó, không có chuyện hủy ngang hay phá hợp đồng chạy theo lợi nhuận như với các nhà phố; Ngoài ra, việc trang bị hệ thống an ninh, giao thông tiện lợi, PCCC… tiêu chuẩn cũng là điểm cộng với các doanh nghiệp.

Lợi thế vượt trội là vậy, song, mặt bằng bán lẻ tại các Trung tâm thương mại cũng gặp một số thách thức trong năm 2024.

Nhiều thách thức vẫn tồn tại, song về triển vọng bất động sản thương mại, các chuyên gia cho biết nguồn cung trung tâm thương mại chất lượng cao sẽ tăng liên tiếp tại Hà Nội và TP.HCM trong ba năm tới. Điều này không chỉ tạo ra không gian cho các thương hiệu mới mà còn thúc đẩy sự cạnh tranh và đa dạng hóa trong thị trường bán lẻ. Thị trường Việt Nam với tiềm năng chưa được khai thác hết, chắc chắn sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho sự mở rộng của các thương hiệu quốc tế trong thời gian tới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số thu về thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản giai đoạn 2017-2022 đều tăng so với số thu của năm trước liền kề, tuy nhiên từ cuối năm 2023 đến nay lại giảm mạnh.

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.