Mất hàng tỷ đồng vì gặp công an 'rởm'
Các đối tượng lừa đảo nắm rõ thông tin cá nhân của bị hại, các kịch bản lừa đảo được lên một cách tỉ mỉ khiến một số người dân dù đã nắm được thông tin về các hình thức lừa đảo nhưng vẫn bị mắc bẫy.
Dù có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, một nạn nhân vẫn sập bẫy lừa đảo của các đối tượng giả danh công an. Vào đầu tháng 5, trong quá trình đi công tác, nạn nhân bất ngờ nhận được cuộc gọi từ một đối tượng mạo danh là cán bộ Công an quận Thanh Xuân yêu cầu chị lên công an quận xuất trình căn cước công dân để cập nhật hộ khẩu trực tuyến.
Các đối tượng liên tục gọi điện thúc ép nạn nhân với lý do cần hoàn thiện gấp hồ sơ. Sau đó, khi nạn nhân báo bận, các đối tượng yêu cầu và hướng dẫn chị tải phần mềm dịch vụ công giả mạo theo đường dẫn của đối tượng cung cấp để làm trực tuyến. Thực chất đây là phần mềm chiếm quyền điều khiển điện thoại, có giao diện giống với giao diện của phần mềm dịch vụ công VNeID.
Nạn nhân bị lừa đảo (phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân) chia sẻ: "Mấu chốt đầu tiên là họ nắm thông tin mình từ trước. Thứ hai là cái giọng điệu, ngữ điệu của họ cũng rất là tin cậy. Trong ngày hôm đấy, họ đổi kịch bản cho nhiều người, thậm chí họ tạo hiện trường giả lúc mà qua điện thoại họ gác máy, họ dừng lại họ không nói chuyện với mình nữa. Hơn nữa là cái tên app cũng rất tin cậy, tên là dịch vụ công rồi đường link của nó cũng là dichvucong.danso.net. Mình làm truyền thông thì mình không nghĩ được là những cái đấy có thể làm giả được".
Chỉ sau hai tiếng cài đặt, số tiền khoảng 3 tỷ đồng của nạn nhân để trong tài khoản ngân hàng đã bị “bốc hơi” mà không để lại bất cứ dấu vết giao dịch nào. Số tiền lớn được chuyển đi nhanh chóng cho thấy các đối tượng lừa đảo am hiểu lĩnh vực tài chính và ngân hàng, đặc biệt là các quy định về chuyển tiền.
Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ công an để thông báo, yêu cầu bổ sung, cung cấp thông tin dữ liệu dân cư qua điện thoại.
Tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạn nhân sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạn nhân. Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản, chuyển tiền của bị hại.
Đội Cảnh sát hình sự - Công an huyện Thanh Trì phối hợp Phòng Cảnh sát hình sự - Công an thành phố cùng công an các quận giáp ranh Hoàng Mai, Hà Đông đã triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh thiếu niên có hành vi gây rối trật tự.
Công an quận Thanh Xuân vừa truy xét, bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của cụ bà hơn 80 tuổi. Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Vương (sinh năm 2001, trú tại xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.
Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.
Đi vào đường cấm như đường cao tốc, vành đai trên cao, đường một chiều,… là hành vi nguy hiểm và vi phạm luật giao thông đường bộ. Thực tế cũng đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, tuy nhiên vẫn có một số người dân ý thức chấp hành luật chưa tốt.
0