Mất nước - Đâu chỉ có chuyện buồn

Mặc dù việc mất nước trong nhiều ngày khiến người dân khốn đốn và làm đảo lộn sinh hoạt của nhiều gia đình. Song trong nỗi vất vả đó, có người lại tìm lại được niềm vui, niềm hạnh phúc mà lâu nay bị chìm trong guồng quay của cuộc sống và công việc.

Mất nước sinh hoạt. Ai đã từng ở vào cảnh ấy mới hiểu hết chuyện vất vả, từ việc đúng giờ phải tất bật mang xô, chậu sẵn có trong nhà ra đầu ngõ để hứng từng giọt nước sạch. Hơn 10 ngày mất nước, nếp sinh hoạt của các gia đình bị đảo lộn: đi xin tắm giặt nhờ, đi mua từng bình nước về nấu ăn, còn nước nhận từ xe téc thì... chỉ để rửa rau, quả.

Có gia đình mua cả chục bình nước lavie to về dùng. Đến khi có người bảo, nước khoáng không đun nấu được, do khoáng chất trong nước khi đun sôi sẽ phân hủy thành những thứ độc hại. Họ lại chạy đi mua nước lọc bình thường, nhưng chỗ nào cũng thấy... cháy hàng. Và, thôi đành tiết kiệm nước hết mức có thể, thậm chí còn tranh thủ đến cơ quan lấy từng can nước mang về vậy.

Nhưng trong nỗi vất vả khi mất nước, có gia đình lại cảm thấy vui bởi gia đình có thời gian gắn kết mọi thành viên hơn, khi ngày nào cũng hỏi nhau mọi việc từ dùng nước tiết kiệm ra sao, hôm nay có nên tắm giặt và rửa bát không… khiến không khí trong nhà luôn tất bật hơn hẳn mọi khi.

Chưa kể tình cảm giữa những người hàng xóm cũng thêm thân thiết. Trong lúc áp lực đầu nguồn của nhà máy nước bị yếu, vậy thì mọi người cùng nhau nỗ lực: người tìm mua máy bơm, người tìm gạch, người giúp xi măng, người mang máy khoan đến lắp chiếc máy bơm đợi khi nhà máy nước bơm nước vào đường ốngn nhà cuối nguồn cũng có thể bơm nước vào bể nhà mình.

Chỉ khi đó bạn mới nhận ra một điều, hóa ra những người hàng xóm mà lâu nay tưởng là lạnh nhạt, khép kín, trong lúc khó khăn lại giúp nhau nhiều đến thế. Dù mất nước mấy hôm vất vả, nhưng chuyện mất nước lại giúp bạn nhận ra nhiều điều đáng quý mà lâu nay không thấy. Thực ra không phải mất nước chỉ có vất vả, khổ sở, mà trong nỗi khổ đó, có người lại tìm lại được niềm vui, niềm hạnh phúc mà lâu nay bị chìm khuất do guồng quay của cuộc sống và công việc./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỏng manh, bé nhỏ và khiêm nhường nhưng in đậm trong ký ức tuổi thơ những đứa trẻ lớn lên từ đồng bãi ven sông, như thể nắng của cả mùa đông về tụ lại bên sông, rắc lên vồng cải nơi đồng bãi quê mình. Màu vàng của trời, màu xanh của cây hòa cùng màu nâu trầm của đất mẹ làm nên bức tranh cánh đồng hoa cải.

Có một ngày, ta trở về thăm chốn cũ, lặng yên bên thềm giếng xưa, chiếc giếng khơi vẫn một mình đứng đó, cất giữ giùm ta bao kỷ niệm, bao ký ức thân thương, đợi ta trở về.

Đôi ta là nghĩa tào khang/ Xuống khe bắt ốc lên rừng hái rau. Có một người con luôn nhớ mẹ hay nói câu đó trước khi bắt đầu kể chuyện của bố và mẹ. Không hiểu sao mỗi lần mẹ kể là mỗi lần mưa dầm, cũng có thể mẹ chọn ngày mưa dầm để kể, cho nó hợp với câu chuyện, kiểu vậy.

Khi mọi loài hoa khác đã héo tàn hoặc thu mình cho qua mùa giá rét thì hoa dã quỳ lại bừng nở vàng tươi giữa cao nguyên mang đến cảm giác quyến rũ đến lạ thường.

Có muôn ngàn cách để kể về ba. Là chiếc lưng biến hóa thần kỳ thành ngựa cho con cưỡi nhong nhong. Là anh hùng dũng cảm giải cứu khi con mắc kẹt. Là siêu nhân giúp con hướng đến những việc làm tử tế. Nhưng với một người con, trên hết, ba là ánh nắng ấm áp chở che suốt cuộc đời này.

Quê hương là nơi mà chúng ta luôn muốn trở về khi mệt mỏi. Là nơi có vòng tay ba mẹ, của bạn bè, bà con hàng xóm yêu thương che chở. Là nơi có ngõ nhỏ heo may, cỏ dâng ngập lối, nơi có cây sung gốc đa còng lưng cõng tuổi, là bờ ao có con chuồn chuồn ớt nằm lim dim đợi nắng....