Mâu thuẫn Iran và Israel vẫn còn đó

Theo các nhà phân tích cuộc tấn công vào Iran vào sáng sớm thứ Sáu (19/4) theo giờ địa phương có thể nhằm mục đích vừa là một cách để trả đũa vừa là một thông điệp cảnh báo. Vụ việc không làm leo thang tình hình, nhưng những căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai nước thì vẫn còn đó.

Lời cảnh cáo của Israel

Israel đã cân nhắc phản ứng trước các cuộc tấn công ngày 13/4 từ Iran, nhằm trả đũa vụ tấn công do Israel thực hiện nhằm vào khu đại sứ quán của nước này ở Syria. Hôm thứ 6, Israel đã tiến hành tấn công vào lãnh thổ Iran. CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Israel đã nói với Mỹ rằng đây chỉ là cuộc tấn công “có giới hạn” và nhắm vào các địa điểm quân sự của Iran, đồng thời tránh các mục tiêu dân sự và hạt nhân.

Bằng cách nhắm mục tiêu vào tỉnh Isfahan của Iran - nơi có các cơ sở hạt nhân quan trọng – mục đích của Israel có thể nhằm phát đi thông điệp rằng họ có thể dễ dàng áp đảo hệ thống phòng thủ của Iran.

Bằng cách nhắm mục tiêu vào tỉnh Isfahan của Iran - nơi có các cơ sở hạt nhân quan trọng – mục đích của Israel có thể nhằm phát đi thông điệp rằng họ có thể dễ dàng áp đảo hệ thống phòng thủ của Iran. Việc lựa chọn mục tiêu đã được nội các chiến tranh của Israel tính toán kỹ càng. Israel phải trả đũa, nhưng đằng sau sự trả đũa đó cũng chứa đựng một thông điệp rằng, Israel có thể chọc thủng tuyến phòng thủ của Iran, vì vậy, đừng lặp lại sai lầm, nếu không thì hậu quả sẽ nghiêm trọng. Truyền thông nhà nước Iran không đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công, cho biết một số máy bay không người lái nhỏ đã bị phòng không Iran đánh chặn trên bầu trời Isfahan. Điều này cho thấy Iran cũng không muốn làm cho tình hình căng thẳng thêm.

Ông Jonathan Lord, Giám đốc Chương trình An ninh Trung Đông tại Trung tâm An ninh New America.

Ông Jonathan Lord, Giám đốc Chương trình An ninh Trung Đông tại Trung tâm An ninh New America cho hay: “Có một loạt mục tiêu mà Israel có thể tấn công trong vùng lân cận Isfahan của Iran, bao gồm: Một số phòng thí nghiệm nghiên cứu hạt nhân; Cơ sở hạt nhân Natanz ở gần đó, cũng như các cơ sở sản xuất máy bay không người lái và tên lửa đạn đạo tiên tiến khác. Họ chọn mục tiêu này có lẽ vì nó không nằm trong số đó và có thể chứng minh rằng, mặc dù Israel có quyền tấn công những mục tiêu nhạy cảm hơn nhưng họ sẽ không làm điều đó. Việc phóng 300 máy bay không người lái, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo hoàn toàn không giống bất cứ điều gì chúng ta từng thấy trong khu vực. Đây là cuộc tấn công trên không lớn nhất bằng tên lửa đạn đạo trong lịch sử và cơ quan quốc phòng Israel tin rằng họ cần phải hành động mạnh hơn chống ngăn chặn Iran lặp lại sai lầm. Có vẻ như Israel đã thực hiện một cuộc tấn công hạn chế nhằm mục đích chứng minh rằng họ có thể hành động, và rằng, Iran không nên lặp lại cuộc tấn công cuối tuần qua.”

Mỹ và các đồng minh khác của Israel ban đầu kiên quyết ủng hộ Israel trong cuộc chiến ở Gaza, nhưng nay họ đang cố gắng thuyết phục ông Netanyahu không đáp trả Iran và không phát động một cuộc chiến quy mô lớn.

Mỹ và các đồng minh khác của Israel ban đầu kiên quyết ủng hộ Israel trong cuộc chiến ở Gaza, nhưng nay họ đang cố gắng thuyết phục ông Netanyahu không đáp trả Iran và không phát động một cuộc chiến quy mô lớn. Tổng thống Iran cảnh báo rằng ngay cả cuộc tấn công dù “nhỏ nhất” vào lãnh thổ của nước này cũng sẽ nhận lại một cuộc tấn công đáp trả “quy mô lớn và khắc nghiệt”.

Ngài Ali Akbar Nazari - Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam.

Ngài Ali Akbar Nazari - Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài Hà Nội cho biết: “Cộng hòa Hồi giáo Iran từ trước đến nay đã chứng minh được rằng Iran luôn là một thành viên quốc tế có trách nhiệm, luôn tuân thủ các nội dung được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc bao gồm việc gìn giữ hòa bình và ổn định thế giới. Đồng thời, chúng tôi tuyên bố rằng, trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng tôi, nếu bị xâm phạm đến lợi ích quốc gia, đi ngược lại chủ quyền của Iran và bất cứ một sự xâm phạm nào đến lợi ích của Iran, Iran sẽ không chần chừ. Lần này, chúng tôi đã đáp trả hạn chế trong khuôn khổ phòng vệ chính đáng. Lần khác, chắc chắn mức độ tấn công của chúng tôi sẽ khác, dứt khoát và rõ ràng hơn với một quy mô mở rộng hơn. Bất cứ hành động quân sự nào chống lại Cộng hòa Hồi giáo sẽ nhận được sự đáp trả thích đáng. Chúng tôi tuyên bố với toàn thế giới rằng nếu mong muốn giảm căng thẳng tại khu vực, thì đừng bao giờ thực hiện các hành động bất hợp pháp nào và đừng khiêu khích. Nếu không, mọi hành động được thực hiện bởi Cộng hòa Hồi giáo Iran và hậu quả của nó sẽ là trách nhiệm của những kẻ khởi xướng, thực hiện, và tất nhiên cả các nhân tố gây bất ổn chính cho khu vực Trung Đông.”

Năng lực phòng thủ của Iran

Những cuộc tấn công trả đũa qua lại gần đây giữa Israel và Iran chưa gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng những căng thẳng vẫn chưa được giải quyết. Mọi hành động thiếu thận trọng đều có thể khiến tình hình leo thang. Iran và Israel là hai quốc gia thù địch. Vậy Iran có thể tự vệ hiệu quả đến mức nào nếu một cuộc tấn công quy mô lớn hơn xảy ra?

Iran vận hành nhiều loại tổ hợp phòng thủ tên lửa khác do địa phương phát triển, sử dụng nhiều loại tên lửa để xây dựng các lớp phòng thủ phía sau các hệ thống tầm xa nhất. Nhiều hệ thống phòng thủ tầm trung, bao gồm Arman, Sayyad chiến thuật và Khordad-15 có thể bảo vệ bầu trời Iran khỏi các mục tiêu ở phạm vi lên tới 200km (124 dặm) ở các độ cao khác nhau.

Nhiều hệ thống phòng thủ tầm trung, bao gồm Arman, Sayyad chiến thuật và Khordad-15 có thể bảo vệ bầu trời Iran khỏi các mục tiêu ở phạm vi lên tới 200km (124 dặm) ở các độ cao khác nhau.

Arman, được ra mắt vào tháng 11 năm 2022, được gắn trên thùng xe tải quân sự và sẵn sàng triển khai trong vòng vài phút. Nó có hai phiên bản, sử dụng radar quét mảng điện tử chủ động hoặc thụ động – chính xác và khó gây nhiễu – và được thiết kế để chống lại vũ khí đạn đạo chiến thuật sử dụng trên chiến trường trong phạm vi dưới 300 km (186 dặm).

Nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran có khả năng phóng thẳng đứng - mang lại sự linh hoạt và không gian rộng hơn - có nghĩa là chúng cũng có thể được triển khai từ tàu chiến. Hồi cuối tháng 3, một quan chức quân sự cấp cao cho biết, Iran có kế hoạch ra mắt thêm hệ thống phòng thủ tên lửa trong năm nay.

Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) và quân đội Iran cũng sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn lên tới 2.000 km (1.243 dặm).

Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) và quân đội Iran cũng sở hữu nhiều loại tên lửa đạn đạo và hành trình có tầm bắn lên tới 2.000 km (1.243 dặm), cùng với nhiều loại máy bay không người lái trinh sát và tấn công – một trong số đó đã được sử dụng trong cuộc tấn công vào Israel hôm 13/4.

Lực lượng không quân Iran cũng đang chế tạo máy bay phản lực của riêng mình, như Saeqeh và Kowsar, dựa trên thiết kế của Mỹ, nhưng chúng được cho là không sánh kịp với một số máy bay chiến đấu hàng đầu như F-35 mà Israel sử dụng rộng rãi. Các cuộc đàm phán về việc bàn giao máy bay chiến đấu Su-35 do Nga sản xuất cho Iran đã kéo dài được một thời gian. Nếu 20 chiếc máy bay này được giao hàng, thì có thể hồi sinh đáng kể lực lượng không quân Iran, nhưng nước này vẫn cần có các hệ thống phòng không mạnh mẽ.

Iran đang nỗ lực bù đắp cho đội máy bay chiến đấu nội địa đã cũ kỹ bằng các chương trình tên lửa đầy tham vọng.

Iran đang nỗ lực bù đắp cho đội máy bay chiến đấu nội địa đã cũ kỹ bằng các chương trình tên lửa đầy tham vọng. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa nhất do Iran vận hành là Bavar-373 do Iran phát triển, được đưa vào sử dụng vào năm 2019 sau một thập kỷ phát triển và thử nghiệm. Truyền thông nhà nước Iran cho biết hệ thống này ở một số khía cạnh vượt trội so với hệ thống S-300 do Nga sản xuất và thậm chí có thể so sánh với các tổ hợp S-400 tiên tiến hơn, một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới. Bavar-373 chưa từng tham chiến ngoài các cuộc tập trận quân sự ở Iran, nhưng các chuyên gia coi nó là một phần của một trong những mạng lưới phòng không dày đặc nhất thế giới.

Bavar-373 ở một số khía cạnh vượt trội so với hệ thống S-300 do Nga sản xuất và thậm chí có thể so sánh với các tổ hợp S-400 tiên tiến hơn, một trong những hệ thống tiên tiến nhất trên thế giới.

Hệ thống phòng không cũ kỹ có thể khiến Iran dễ bị tổn thương nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu. Sự leo thang hơn nữa có thể buộc Iran dùng đến những vũ khí mạnh hơn từ kho vũ khí mà các nhà phân tích cho rằng bao gồm hơn 3.500 tên lửa và máy bay không người lái.

Chúng tôi biết rằng mối đe dọa vẫn còn đó, người Iran có khả năng bắn vào tên lửa, máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Israel và chúng tôi đang chuẩn bị cho điều đó trong một thời gian rất dài và chúng tôi đang hợp tác với CENTCOM (Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ) và liên minh xung quanh chúng tôi rất có ý nghĩa đối với việc bảo vệ Israel.

Chuẩn tướng Doron Gavish - Cựu chỉ huy lực lượng phòng không Israel.

Chuẩn tướng Doron Gavish - Cựu chỉ huy lực lượng phòng không Israel.

Hệ thống phòng không nhiều lớp của Israel bao gồm các hệ thống Arrow tầm cao, David's Sling tầm trung và Iron Dome tầm ngắn đã chống lại hàng nghìn tên lửa bắn từ Gaza và Lebanon. Có thể được xem là phần nào hiện đại hơn so với hệ thống phòng thủ của Iran. Tuy nhiên, nếu quyết định tấn công trả đũa thì cái giá mà Israel phải trả cũng không hề rẻ.

Ngoài những tổn thất về ngoại giao, thì còn là chi phí quân sự. Mặc dù các quan chức Israel không đưa ra thông tin chi tiết, nhưng theo tính toán của một số nhà phân tích, chi phí tấn công của Iran có thể lên tới 80 triệu đến 100 triệu USD - nhưng Israel và các đồng minh của họ phải trả khoảng 1 tỷ USD. Quốc hội Mỹ hiện đang tranh cãi nảy lửa về gói viện trợ bổ sung cho hệ thống phòng không của Israel.

Trong nhiều năm, giới lãnh đạo Iran đã tuyên bố rằng họ không có ý định sản xuất vũ khí hạt nhân và việc phát triển năng lượng nguyên tử chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Để đối phó với các mối đe dọa tiềm tàng từ Israel nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, Chuẩn tướng Ahmad Haghtalab, Chỉ huy Quân đoàn An ninh và bảo vệ Trung tâm Hạt nhân Iran cảnh báo Iran cũng có thể xem xét lại học thuyết hạt nhân của mình trước mối đe dọa từ Israel.

Ảnh hưởng toàn cầu của cuộc xung đột

Hiểu được bản chất phức tạp và những khía cạnh liên quan đến cuộc cạnh tranh Iran - Israel đòi hỏi phải xem xét các yếu tố lịch sử, hệ tư tưởng, chiến lược và quốc tế. Sự cạnh tranh này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình an ninh của khu vực Trung Đông mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với địa chính trị toàn cầu.

Trước Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran và Israel có mối quan hệ hợp tác và thân thiện, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran đã thành lập một nước Cộng hòa Hồi giáo dựa trên các nguyên tắc của người Shiite, phản đối những gì nước này coi là chủ nghĩa đế quốc và ảnh hưởng của phương Tây, bao gồm cả ảnh hưởng của Israel và Mỹ.

Sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979, Iran đã thành lập một nước Cộng hòa Hồi giáo dựa trên các nguyên tắc của người Shiite, phản đối những gì nước này coi là chủ nghĩa đế quốc và ảnh hưởng của phương Tây.

Cả hai nước đều cố gắng mở rộng ảnh hưởng của mình ở Trung Đông. Israel coi Iran là mối đe dọa lớn nhất, đặc biệt là tham vọng hạt nhân của Iran và sự hỗ trợ của nước này đối với các nhóm chống Israel như Hezbollah ở Liban và Hamas ở Gaza. Ngược lại, Iran coi sự vượt trội về quân sự của Israel và mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của mình. Hai quốc gia này tham gia vào các liên minh quốc tế khác nhau cho thấy ảnh hưởng toàn cầu của cuộc xung đột. Mối quan hệ chặt chẽ của Israel với Mỹ, các hiệp ước hòa bình với một số quốc gia Ả Rập và mối quan hệ ngày càng tăng của nước này với các nước lo ngại về chính sách của Iran, như Ả Rập Xê Út, được Iran coi là sự bao vây chiến lược. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc hỗ trợ ngoại giao Iran sau cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào Israel.

Ngay sau cuộc tấn công của Iran vào Israel, Mỹ đã áp dụng cách tiếp cận thận trọng. Trong cuộc điện đàm đầu tiên với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ không tham gia vào việc IDF trả đũa Iran.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho hay: “Điều G7 tập trung vào trong tuyên bố và cuộc thảo luận của chúng tôi, đó là giảm căng thẳng, giảm leo thang, tránh bất kỳ xung đột tiềm ẩn nào. Bạn đã thấy Israel đang hứng chịu một cuộc tấn công chưa từng có. Nhưng tất nhiên, trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo rằng Israel có thể tự vệ một cách hiệu quả, đồng thời giảm căng thẳng và tránh xung đột. Và đó vẫn là trọng tâm của chúng tôi."

Phía Nga cũng giữ lập trường kiềm chế, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp chính trị - ngoại giao. Moscow không muốn sự leo thang, bởi nhiều nước trong khu vực hiện là đối tác kinh tế, thương mại ưu tiên của Nga, nếu xảy ra xung đột sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga. Thứ hai, một cuộc xung đột ở Trung Đông có thể gây ra sự bất ổn kéo dài gần biên giới Nga và dẫn đến những hậu quả tàn khốc không mong muốn ngay trong chính nước Nga, chẳng hạn như sự gia tăng mối đe dọa khủng bố.

Phía Nga cũng giữ lập trường kiềm chế, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế, giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp chính trị - ngoại giao.

Ngay sau cuộc tấn công sáng thứ 6, giá dầu tăng gần 4% và chứng khoán Mỹ giảm mạnh, chỉ số Dow tương lai giảm 480 điểm, tương đương 1,3%. Chỉ số Nasdaq mất gần 2%. Giá vàng tăng 1% ở mức 2.422,4 USD/ounce trong phiên giao dịch buổi sáng ở châu Á do các nhà đầu tư đổ xô vào các khoản đầu tư an toàn.

Cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục kêu gọi Israel và Iran kiềm chế, nỗ lực làm giảm căng thẳng trong khu vực, tránh một cuộc chiến trực diện nổ ra. Bản thân các hành động của Iran cho thấy rằng họ không muốn tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với Israel. Nhưng điều này không có nghĩa là mối nguy hiểm đã qua. Khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện vẫn còn đó, và rất khó để dự đoán chính xác cuộc tấn công có thể xảy ra lúc nào và nước nào sẽ là bên phát động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi cuộc chiến Nga - Ukraine chuẩn bị bước sang năm thứ 4, nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra ba kịch bản để giải quyết cuộc xung đột khi ông chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.

TikTok có thể xem là một trong những ứng dụng "xấu số" nhất thế giới. Dù có lượng người dùng đông đảo, ứng dụng này cũng đang bị cấm tại rất nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lý do khác nhau.

Sáng 17/12, một thiết bị nổ được cài trong một chiếc xe scooter điện đã phát nổ gần lối vào của một tòa dân cư trên Đại lộ Ryazansky ở Moscow, vào đúng thời điểm người đứng đầu Lực lượng Phòng chống Phóng xạ, Hóa học và Sinh học của quân đội Nga Igor Kirillov cùng trợ lý của ông đi ngang qua, khiến hai người thiệt mạng.

Theo các nguồn tin Ukraine, tính đến tháng 11 năm nay, ít nhất 18 tướng, một đô đốc Nga đã thiệt mạng. Tuy nhiên, phía Nga mới xác nhận 8 trường hợp, và thêm trường hợp mới nhất là Trung tướng Igor Kirillov.

Ở tuổi 73, ông Francois Bayrou trở thành thủ tướng thứ 4 của nước Pháp chỉ trong vòng một năm. Ông sẽ đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức là đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua và vực dậy nền kinh tế.

Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để ném bom các mục tiêu trên khắp đất nước nước này. Israel tuyên bố chiến dịch quân sự của họ ở Syria chỉ là “biện pháp tạm thời” để đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn vũ khí của Syria rơi vào tay những kẻ cực đoan.