Máy bay không người lái khảo sát nhà máy hạt nhân Fukushima

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), đơn vị điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, đã tiến hành việc thử nghiệm những thiết bị bay không người lái đầu tiên được sử dụng để kiểm tra mức độ thiệt hại nhà máy điện hạt nhân bị rò rỉ do thảm họa động đất và sóng thần cách đây hơn 1 thập kỷ.

Một robot hình con rắn và bốn máy bay không người lái dự kiến sẽ được phái đi vào tháng 2 để khảo sát thiệt hại tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, gần 13 năm sau khi lõi của các lò phản ứng số 1, 2 và 3 bị tan chảy và dẫn đến một số vụ nổ khí hydro tại các lò phản ứng số 1, 3 và 4. Đây là một trong những thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử.

Theo Tepco, mặc dù robot đã khảo sát phần bên trong bị chìm của thùng chứa lò phản ứng, nhưng đây sẽ là lần đầu tiên một máy bay không người lái tiến hành khảo sát thùng chứa để cung cấp bức tranh đầy đủ hơn về thiệt hại trên mặt nước

Anh Shoichi Shinzawa, Trưởng dự án khảo sát nhà máy Fukushima 1 cho biết: "Đây là lần đầu tiên máy bay không người lái được sử dụng để tiến hành kiểm tra tầng 1 của thùng chứa lò phản ứng hạt nhân, vì vậy chúng tôi sẽ đảm bảo thực hiện cuộc khảo sát với mục tiêu an toàn là trên hết".

Công ty Tepco hy vọng những hình ảnh từ máy bay không người lái sẽ giúp đánh giá cách loại bỏ các mảnh vụn nhiên liệu tan chảy. Lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Fukushima số 1 là lò đầu tiên bắt đầu tan chảy sau trận sóng thần lớn tấn công bờ biển phía đông Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011.

Người ta cho rằng đây là lò bị hư hại nặng nề nhất trong số 4 lò phản ứng đang hoạt động ngày hôm đó và Tepco vẫn đang trong quá trình cố gắng tìm hiểu mức độ thiệt hại cũng như cách loại bỏ nhiên liệu nóng chảy - một quá trình mà các chuyên gia cho rằng sẽ mất hàng chục năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố New York, Mỹ, hiện là thành phố giàu nhất thế giới khi có khoảng 359.500 triệu phú và 60 tỷ phú (tính bằng USD). Người dân thành phố này đang sở hữu số tài sản hơn 3.000 tỷ USD, lớn hơn tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Brazil, Italia hoặc Canada.

Hãng sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản Toyota đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 2.000 tỷ yên (tương đương 12,9 tỷ USD) trong năm tài khóa 2024 để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng và phương tiện di chuyển trong tương lai.

Giới chức Brazil cho biết ít nhất 100 người đã thiệt mạng và gần 100.000 ngôi nhà bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề sau hơn một tuần mưa lũ kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam nước này.

Litva, quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cho biết sẵn sàng triển khai lính tới Ukraine để làm nhiệm vụ huấn luyện, bất chấp Nga phản đối ý tưởng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ ngừng cung cấp đạn pháo và các loại vũ khí khác cho Israel nếu nước này tấn công thành phố Rafah ở Gaza. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Biden công khai cảnh báo Israel về việc ngừng cung cấp vũ khí và sử dụng ngôn từ quyết liệt nhất, cho thấy sự rạn nứt ngày càng tăng giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông.

Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn các dự luật gia hạn thiết quân luật và tổng động viên thêm 90 ngày. Đây là cuộc bỏ phiếu thứ 11 của Quốc hội Ukraine nhằm gia hạn thiết quân luật và huy động quân kể từ khi xung đột ở Ukraine bùng phát hồi tháng 2/2022.