Máy bay thương mại Trung Quốc trình diễn tại Việt Nam
Việc máy bay thương mại của Trung Quốc bay đến tỉnh Quảng Ninh là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy quốc tế hóa máy bay dân dụng này. Ngoài ra, sự kiện cũng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo kế hoạch, 2 máy bay C919 và ARJ21 xuất phát tại Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn, mở màn cho chuỗi sự kiện trình diễn máy bay tại 5 quốc gia Đông Nam Á.
C919 và ARJ21 là 2 loại máy bay dân dụng đầu tiên tại Trung Quốc do Comac thiết kế và chế tạo. Trong đó, máy bay chở khách cỡ lớn C919 có chiều dài gần 39 m, sức chứa tối đa 192 hành khách, tầm bay tối đa 4.075 km. Cấu hình ghế của C919 tương tự các mẫu máy bay của Boeing và Airbus với một lối đi ở giữa và hai hàng ghế (mỗi bên 3 chiếc). Giá mỗi chiếc C919 khoảng 99 triệu USD, rẻ hơn vài chục triệu đô so với các dòng máy bay mới 2 ông lớn hàng không. Trung Quốc kỳ vọng C919 sẽ cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus 320.
Máy bay chở khách ARJ21 là máy bay phản lực hai động cơ có 78-97 chỗ ngồi, được đưa vào khai thác từ năm 2016. ARJ21 sử dụng động cơ GE CF34-10A của Mỹ; các thiết bị bay, hạ cánh của Liebherr (Đức). Tầm bay của ARJ21 từ 2.225 km đến 3.700 km. Đến nay đã có tổng số 127 chiếc ARJ21 được đưa vào sử dụng, vận chuyển an toàn hơn 11 triệu lượt hành khách. Ngoài ra, ARJ21 cũng có thể thay đổi cấu hình thành chuyên cơ phục vụ các khách hàng cá nhân.
Sau khi kết thúc trình diễn, các máy bay sẽ trưng bày tĩnh tại sân bay Vân Đồn, đồng thời có lịch trình di chuyển tới Côn Đảo, Tân Sơn Nhất, Đồng Hới. Kết thúc sự kiện tại Vân Đồn, các máy bay sẽ bay tiếp đến Đà Nẵng, TP.HCM và thành phố Viên Chăn (Lào). Triển lãm Comac Airshow tại Vân Đồn sẽ diễn ra đến hết ngày 29/2/2024.
Kia đã chính thức giới thiệu một mẫu SUV cỡ nhỏ hoàn toàn mới. Mẫu xe này sẽ là đối thủ đáng gờm cạnh tranh với Hyundai Venue, Skoda Kylaq và Suzuki Brezza.
Tàu Sohar Max 400.000 tấn trang bị 5 cánh buồm rotor giúp tàu tăng tốc và tiết kiệm đáng kể nhiên liệu.
Trong lịch sử phát triển đường sắt Việt Nam, những đầu máy diesel đã từng là biểu tượng của đổi mới và tiên phong trong công nghệ. Trong số đó, hai đầu máy D8E-1001 và 1002 đã đánh dấu một bước nhảy vọt quan trọng trong khả năng chế tạp và lắp ráp của người Việt.
Sáng 12/12, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua tờ trình Nghị quyết xây dựng “Vùng phát thải thấp” (LEZ). Để hiểu rõ hơn về vùng phát thải thấp cũng như cách thức kiểm soát phương tiện trong vùng phát thải thấp, cùng theo dõi cuộc trò chuyện của phóng viên Duy Anh và anh Phạm Thành Lê - Quản trị viên cộng đồng Otofun.
Siêu xe Praga Bohema được chế tạo thủ công tại nhà máy ở cộng hòa Séc, mỗi năm chỉ có tối đa 20 chiếc được sản xuất, có mức giá đắt đỏ hơn 1,4 triệu đô la Mỹ.
Ngày 19/12, nhà sáng lập GSM - tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8.
0