Men say từ Bát Tràng

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường.

Ven theo triền đê sông Hồng đến vùng ngoại ô vào một làng nghề nhộn nhịp đã đi vào thơ ca những sản vật, những địa danh:

"Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông"

Bát Tràng bây giờ nhộn nhịp người xe, hàng hoá, khách du lịch đến thăm. Hòa trong dòng người đó, mời bạn cùng với Thu Thủy về thăm Bát Tràng, làng nghề hơn 500 năm, nơi miền an yên những vật dụng quen thuộc, gần gũi với nền văn minh gốm sứ cha ông ta để lại đến bây giờ.

Người thợ đang trang trí hoa văn trên sản phẩm gốm Bát Tràng. Ảnh: Linh Tâm

Đến Bát Tràng ta trở về tuổi thơ nhặt nhạnh đất sét nặn hình yêu thích từ chiếc xe đến con gà, thậm chí là con người. Những cục đất sét dẻo quánh mà tụi trẻ con gửi cả ước mơ và nghệ thuật nhào nặn vào, dù thô kệch vẫn đong đầy niềm vui. Đến Bát Tràng, ngẩn ngơ với sự có mặt của vô số ký ức mà cuộc sống bề bộn, chật chội đã để quên. Những bức thư pháp trang trọng gắn trong khung, những con vật lung linh đủ màu, những câu chuyện dân gian hay đương đại cũng nằm ở đây ở các hình tượng Chí Phèo- Thị Nở, Thánh Gióng, chú Cuội chăn trâu, song ngư chầu nguyệt... chìm nổi trên các sản phẩm từ bình dân đến sang trọng đều toát lên cuộc sống đa màu sắc xung quanh ta.

Người về Bát Tràng để ngắm, người về đây mua hàng kinh doanh, sử dụng mới thấy Bát Tràng 500 năm duyên gốm sứ vẫn ngẩn ngơ những lớp người hoài cổ. Men say Bát Tràng nằm trong từng cái chén, cái bát. Đồ gốm ở đây ít hơn đồ sứ. Gốm được nung ở nhiệt độ 1.280 độ  còn đồ sứ thì trên 1.300 độ. Tương truyền rằng để có được làng nghề như hôm nay là công lao của sự đúc kết giữa dòng gốm ngàn năm văn hoá Phùng Nguyên, Gò Mun của dòng họ Nguyễn Ninh Tràng đầu tiên làm gốm chuyển từ xứ Thanh (nay là vùng Yên Mô - Ninh Bình) di cư từ đời nhà Lý đến vùng Thuận An, tìm nơi định cư ở vùng tả ngạn sông Hồng. Kỹ thuật còn được cải tiến khi học giả người làng Hứa Vĩnh Kiều đi sứ sang nước Tống, lúc quay về gặp mưa bão nên ở lại làng Khai Phong có nghề làm gốm học kỹ thuật của nước bạn trong vòng nửa tháng. Các học giả trong chuyến đi đã học cách xây lò, làm bát, trộn men và thuê 4 người thợ lành nghề từ bên ấy về nước Việt sản xuất. Lúc quay về Hứa Vĩnh Kiều thích dòng gốm men trắng, Đào Trí Tiến - Làng Phù Lãng (Quế Võ- Bắc Ninh) thích màu da lươn, Lưu Phương Tú - làng Thổ Hà (Việt Yên - Bắc Giang) thích màu đỏ và sau đó thành đặc trưng của từng làng gốm cho đến tận bây giờ.

Gốm Bát Tràng yêu ở màu men tinh tế. Men lam, men trắng hay men rạn là một quá trình lao động nghệ thuật của người thợ tài hoa ghi dấu tại những sản phẩm tinh xảo. Những đôi tay hoen đất cát với màu men đã biến sản phẩm thủ công thành các tác phẩm nghệ thuật bắt nguồn từ dòng đất sét tưởng như tầm thường. Màu men, độ bóng của gốm Bát Tràng cũng bình dị, khiêm tốn nhưng không kém phần lung linh, rực rỡ như tính cách người Kinh Bắc duyên dáng, nền nã luôn lôi cuốn mọi người. Gốm Bát Tràng thiên về gốm ứng dụng từ bát đĩa cốc chén đến đồ thờ cúng, đồ trang trí mỹ thuật. Tất tần tật về gốm ai cũng say cũng mê khi được chiêm ngưỡng, sử dụng.

Những sản phẩm gốm sứ ở Bát Tràng.

Những minh văn của gốm đã mê hoặc kẻ lạc lối tân đời đi vào thế giới màu sắc trang nhã, thú thưởng thức thanh tao khi nhìn bộ chén hạt mít, những bát yêu men rạn màu xanh nhạt đưa ta về với hồn cốt quê nhà với bữa cơm dưa cà mắm muối ấm cúng hương vị gia đình. Từng cặp lộc bình là những bức hoạ hoàn hảo để gìn giữ gia phong luôn hướng tới "đức, lưu, quang" kế tiếp hồn cốt họ tộc gìn giữ muôn đời. Lung linh nhất vẫn là các độc bình tái hiện cuộc sống hay cảnh sắc tiêu biểu của đất Việt: hoa sen, tùng cúc trúc mai, long ly quy phượng, sơn thuỷ, ngũ lão , bát tiên... Men gốm đã thổi hồn vật dụng để trở thành men say cho những người làm nghề và cho những kẻ khù khờ yêu nét văn hoá đậm bản sắc Việt.

Đã có nhiều làng gốm phát triển trong quá khứ, đến bây giờ vẫn tồn tại nhưng không phát triển được như gốm Tân Hạnh (Biên Hoà- Đồng Nai), gốm Chu Đậu ( Nam Sách - Hải Dương), gốm Phù Lãng (Quế Võ- Bắc Ninh), gốm Thổ Hà (Vân Hà- Việt Yên- Bắc Giang)... Riêng dòng gốm Bát Tràng đã đi vào tâm khảm, là một làng nghề đã và đang trường tồn thi gan với tuế nguyệt. Đến đây, người ta không còn thời gian để tranh biện cái nào thuộc dòng gốm, cái nào thuộc dòng sứ, màu nào thuộc trên men, dưới men hay giữa men hay kỹ thuật "nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò". Vấn đề này thuộc chuyên môn của các nghệ nhân với đôi tay vàng cống hiến cho đời những tác phẩm tuyệt tác. Những tác phẩm này dù người tiêu dùng đã mua hay còn ở trên kệ thì nó đã mang cả sự tâm huyết của người thợ vào đó trên tất cả các công đoạn, lúc nào cũng luôn tâm huyết thành công. Mơ ước của con người là vậy, khát khao cháy bỏng vẫn là hạnh phúc, dẫu quan niệm hạnh phúc từng người là khác nhau. Người tiêu dùng nâng niu từng chiếc cốc ngộ nghĩnh, những chiếc bát xinh xắn có thể gắn tên gia đình, cửa hàng của mình lên sản phẩm, trân quý chiêm ngưỡng những chiếc bình, bộ đồ thờ cúng tinh xảo khi đã thuộc về mình.

Gốm Bát Tràng đã níu giữ hồn tôi, thi thoảng trong giấc mơ được chìm đắm trong thế giới đồ gốm từ cổ, đến tân cổ, giả cổ, tân thời. Những tác phẩm đa dạng từ đất, dễ vỡ lại làm ta trân quý hơn khi được sờ, được chạm vào nó. Những sản phẩm từ đất đã hình thành số mệnh từ đất đa dạng như đồ gốm vùng Bát Tràng đa văn hoá xứ Kinh Bắc ngàn năm đã lên men trong tâm hồn tôi, men của nghệ thuật gốm sứ và men say Bát Tràng./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có một người đã dạy cô những con chữ đầu tiên, người dạy cô bao bài học thật thà; dạy cô phải biết nỗ lực vượt qua nghịch cảnh… Với cô, ba là người thầy vĩ đại nhất.

Cô bạn thuở hoa niên vừa gửi qua Zalo khoe rổ hoa dầu sớm nay mới nhặt trên đường tập thể dục về. Ôi những cánh hoa vươn dài, vừa mỏng manh vừa cứng cỏi. Một cái gì đó như bung vỡ. Một cảm giác thật khó định hình. Bồi hồi. Thảng thốt. Trái tim ai đó bỗng lỗi mấy nhịp. Điều gì vừa gần gụi vừa xa xăm. Sài Gòn và anh!

Cuối năm thiệp mời cưới bay tá lả, đó là lúc chị em cố gắng giảm cân để mặc đồ cho đẹp. Hôm nào cũng hỏi thăm nhau giảm được bao kg rồi, để còn tụ tập đi ăn cưới.

Sau những chuyến muộn phiền, có người lại về ngồi với khu vườn, lặng yên nghe tiếng chim hót. Đôi khi ngửa mặt lên trời nhìn mây trôi về muôn nẻo. Mây trôi nhẹ tênh, trong thoáng chốc cô ước gì hồn mình cũng nhẹ như mây. Để tự do bay bổng, để đi về hướng nào mình muốn và để tan ra hay làm mưa xuống. Không như mình vẫn ngồi đây để tự hỏi, rồi cuộc đời mình sẽ đi về đâu?

Trong ký ức của một người con, có một căn nhà xưa sơ sài tới mức không có cổng, nhưng trong căn nhà nhỏ ấy, lại đầy ắp tình yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình dành cho nhau…

Dạo gần đây mạng xã hội nổi rần rần về chữa lành. Chỉ cần mở YouTube, 10 podcast thì 9 cái nói về việc chữa lành. Có người nói với tôi, muốn hạnh phúc phải yêu chính mình trước đã, phải chiều chuộng bản thân, làm gì mình thích để chữa lành. Dành thời gian cho bản thân nhiều hơn, nghĩ đến bản thân nhiều hơn, đặt gánh nặng trách nhiệm trên vai xuống để đi chữa lành cho đầu óc thanh thản, nhẹ nhàng hơn...