Miền Bắc vào cao điểm mưa lũ do ảnh hưởng La Nina

Dự báo tháng 8 tiếp tục là cao điểm mưa lũ ở miền Bắc. Mức độ có thể còn nghiêm trọng hơn mọi năm do hiện tượng La Nina đang có dấu hiệu ngày càng rõ nét.

Mùa mưa lũ năm nay ở miền Bắc đang diễn ra khốc liệt hơn. Ngay trong tháng 7 này, mưa, bão lũ liên tục khiến hàng chục người thiệt mạng.

Ở miền Bắc nước ta, từ đầu mùa mưa, tổng lượng mưa hầu hết đều cao hơn trung bình mọi năm từ 30-80%. Một số nơi cao hơn 80-100%. Đặc biệt tại Bắc Quang, Hà Giang và Quảng Hà, Quảng Ninh, lượng mưa riêng trong tháng 6 đã lên tới 1105 – 1271mm, cao gấp đôi so với cùng kỳ.

Mưa lớn liên tục gây ra hàng loạt các vụ sạt lở đất, lũ quét nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là đợt lũ ngay trong các ngày 23-26/7 vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 2, hàng loạt các hồ thuỷ điện lớn đã xả lũ liên tiếp.

Tổng lượng mưa ở miền Bắc từ tháng 5 - tháng 7 cao hơn hẳn trung bình năm ngoái

Hồ thuỷ điện Hoà Bình đã mở 4 cửa xả đáy, thuỷ điện Sơn La mở 1 cửa xả đáy và thuỷ điện Lai Châu mở 5 cửa xả mặt. Do đó, lũ ở đồng bằng Bắc Bộ lên cao, mực nước trên sông Hồng qua Hà Nội đã cao hơn cả đỉnh lũ lớn nhất năm ngoái.

Sông Bùi qua Chương Mỹ, Hà Nội, đến nay vẫn chưa thoát được lũ, ngập lụt trên diện rộng.

Dự báo lượng mưa tháng 8 ở miền Bắc

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết: "Sang tháng 8 tiếp tục là thời kỳ cao điểm mùa mưa ở các tỉnh miền Bắc nước ta do ảnh hưởng hiện tượng La Nina.

Dự báo tổng lượng mưa trên khu vực Bắc Bộ dự báo ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, với lượng mưa phổ biến ở khu vực miền núi phía Bắc, Đông Bắc dao động trong khoảng từ 300-400mm; có nơi trên 500mm; vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ lượng mưa dao động từ 250-350mm, có nơi trên 400mm.

Do có khả năng xuất hiện những đợt mưa lớn nên nguy cơ xảy ra ngập úng ở vùng trũng thấp và lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi rất nguy hiểm".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.