Miễn giảm học phí, chính sách nhân văn cần lan toả

“Tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của nền giáo dục”, để “không ai bị bỏ lại phía sau” như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra, đó là mục tiêu chúng ta đang hướng tới . Song, chính sách miễn, giảm học phí rất cần được sớm nhân rộng hơn nữa, bởi hiện năm học này mới chỉ có 5 địa phương triển khai miễn, giảm học phí.

Hải Phòng là địa phương đầu tiên miễn 100% học phí, thực hiện từ năm học 2020 - 2021 đối với học sinh mầm non và THCS, từ năm học 2021 - 2022 đối với học sinh THPT. Nhờ chính sách nhân văn này, không chỉ người dân được hưởng lợi mà còn đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

400 tỷ đồng mỗi năm để cấp bù học phí không phải là con số nhỏ, song nhận thấy sự tác động của việc miễn học phí nên Hải Phòng đã nỗ lực để duy trì chủ trương này. Cũng nhờ đó, chất lượng giáo dục của các trường cũng được nâng cao.

Cô giáo Nguyễn Thu Anh – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi, Hải Phòng, cho biết: "Tất cả phụ huynh và học sinh đều vui,. Tôi thấy cơ hội đến với các con nhiều hơn, các con yên tâm phát huy hết sở trường của mình đóng góp cho thành tích của trường, Đặc biệt, sự quan tâm này đã giúp tăng thêm số học sinh giỏi, cùng như góp phần thiết thực nâng cao tỷ lệ học sing đỗ trung học phổ thông. Khi các con thấy mình được quan tâm, các con cũng ý thức được cần cống hiến cho địa phương và thành phố, nên các con rất tích cực học tập và rèn luyện. ".

Hiện, ngoài Hải Phòng cũng có thêm 4 địa phương khác thực hiện miễn giảm học phí trong năm học này là Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Bình và Hà Nam. Như vậy, so với tổng số 63 tỉnh thành trong cả nước, quả thực đây là con số rất khiến tốn, bởi chỉ chiếm khoảng 8%. Trong khi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước đã chi 20% ngân sách thường xuyên cho giáo dục đào tạo thì cũng đặt ra trách nhiệm cho các địa phương cùng chung tay. Miễn học phí không chỉ là vấn đề kinh phí mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội, sự quan tâm, động viên, khích lệ với thế hệ trẻ. Chắc chắn khoản chi này tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách của các địa phương, nhưng so với những tác động tích cực mà nó mang lại thì cũng cần được nghiên cứu và sớm triển khai.

Ông Nguyễn Viết Chức – Nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, chia sẻ: "Miễn giảm ảnh hưởng tích cực, tác động nhiều hay ít tùy đối tượng. Nhưng, quan trọng là tác động tâm lý khuyến khích để mọi người thấy Đảng, Nhà nước quan tâm thì mình phải học như thế nào, gia đình quan tâm ra sao. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nghiên cứu đồng bộ, để  không gây tác động tới các lĩnh vực khác.".

Không chỉ học phí, mà thậm chí việc trợ giá sách giáo khoa cũng cần phải được các địa phương đặt ra. Trong điều kiện chưa triển khai được trên diện rộng, thì có thể hỗ trợ theo mức độ đối tượng.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, nêu quan điểm: "Miễn học phí từ cấp 1-3 là vấn đề quan trọng, cần tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi cần phải cân đối ngân sách. Khi tính toán miễn học phí cho học sính đồng thời lại trợ giá sách giáo khoa, cần xem xét tỉnh thành nào có thu nhập cao, có kinh phí phân bổ vốn lớn về trung ương, thì việc trợ cấp để học sinh được học hành, gia đình khó khăn được trợ giá, là cần thiết.".

Tuy nhiên, khi thực hiện miễn học phí, cũng cần có giải pháp quyết liệt để phụ huynh không phải gánh nhiều khoản thu núp bóng tự nguyện. Bởi, miễn thì ít mà các khoản thu thêm thì nhiều là thực tế diễn ra ở hầu khắp các địa phương, dẫn đến bức xúc trong phụ huynh và xã hội như hiện nay.

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế, từ những tác động tích cực mà chính sách miễn học phí mang lại, hi vọng chính sách nhân văn này sẽ sớm lan tỏa, nhân rộng ra các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là các thành phố lớn có tiềm lực kinh tế mạnh./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.