Miến làng So tất bật vào vụ Tết

Những ngày này, không khí tại làng So xã Tân Hòa huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nôi sôi động hơn khi mọi người, mọi nhà tất bật với công việc sản xuất chế biến miến dong phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023 đang cận kề.

Người dân làng So không nhớ rõ nghề làm miến có tự khi nào, chỉ biết rằng đây là nghề truyền thống mà ông cha để lại. Theo các cụ trong làng, tên gọi miến làng So gắn liền với ngôi đình So, một trong ngôi đình cổ kính nổi tiếng của địa phương.

Người dân làng So đang phơi miến chuẩn bị cho thị trường ngày tết. 

Làng So được bao quanh bởi 4 ngọn nũi Long Ly Quy Phượng, phủ kín cây xanh, thiên nhiên ban tặng nguồn mạch nước giếng vừa  trong vừa ngọt, đó cũng là một trong yếu tố quan trọng tạo nên độ trắng trong hương vị rất riêng của sản phẩm miến nơi này.

Thương hiệu miến dong làng So đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Miến So được làm 100% từ bột của củ dong riềng. Để làm được một mẻ miến, người làm nghề phải thực hiện ít nhất 3 khâu, từ thau rửa bột, ngâm bột rồi mới đến tráng và phơi bánh.

Người dân làng So mang Miến dong đi phơi.

Theo những người làm nghề, hương vị đặc trưng trong miến làng So được tạo nên một phần là nhờ bí quyết truyền thống, nhưng một phần có lẽ do được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn nước giếng vừa trong, vừa ngọt. Hiện cả xã có khoảng 65 hộ làm nghề, dịp cao điểm, trung bình mỗi hộ sản xuất ra 4-5 tấn miến/ ngày. Nhiều gia đình nhờ làm nghề đã trở nên khấm khá, nhà cửa khang trang và mua sắm thêm nhiều máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất.

Công ty sản xuất thương mại và xuất khẩu Dương Kiên là một trong những cơ sở sản suất nổi tiếng nhất và có thâm niên làm nghề miến dong nhiều năm nay. Xưởng sản xuất do anh Dương Đình Khôi và gia đình quản lý và hiện có hơn 40 nhân công đang tất bật làm việc. Dù mỗi người một khâu làm việc khác nhau nhưng được liên kết nhịp nhàng tạo thành dây truyền sản xuất khoa học. Do nắm bắt được sự phát triển của công nghệ hiện đại, gia đình anh Khôi đã đầu tư mua sắm máy móc hiện đại, chuyển từ tráng miến thủ công sang sản xuất bằng máy, theo dây chuyền khép kín từ khâu lọc bột, làm chín, đến tráng miến.

Miến được sản xuất bằng máy, theo dây chuyền khép kín từ khâu lọc bột, làm chín, đến tráng miến.

Nhờ công nghệ máy móc hiện đại và có kỹ thuật làm nghề lâu năm, nên hiện nay sản phẩm miến dong Dương Kiên đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và có mặt ở các nước như: Nhật Bản, Đức, Đài Loan... Đặc biệt, cứ vào mùa vụ cận Tết Nguyên đán, sản phẩm miến dong của gia đình anh Khôi làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, có những ngày cao điểm gia đình anh xuất xưởng 4-5 tấn miến dong.

Người dân làng so tất bật phơi miến chuẩn bị phục vụ tết Nguyên Đán.

Ông Dương Đình Khôi -Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Xuất khẩu Dương Kiên cho biết:  Không khí sản xuất của làng miến luôn tấp nập bởi miến là sản phẩm tiêu dùng quanh năm. Đối với người làm miến thì thích nhất thời tiết nắng và gió, bởi như vậy mới tạo ra được những sợ miến dai, ngon. Mỗi xưởng sản xuất miến nơi đây đều thực hiện các công đoạn làm miến từ làm bột, làm sợi, hong miến. Máy móc và quy trình sản xuất thì có thể giống nhau, nhưng điểm phơi miến, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất lại là cái làm nên điều khác biệt của mỗi cơ sở. 

Xã Tân Hòa có khoảng 65 hộ gia đình sản xuất miến dong. Trong đó, hơn 1/3 số hộ đã được chứng nhận sản phẩm Ocop.

Không chỉ chú trọng chất lượng sản phẩm, việc đổi mới mẫu mã phù hợp với thị trường luôn được ông Khôi coi trọng. Dịp Tết nguyên đán 2023, công ty còn cho ra mắt các sản phẩm là các hộp quà tặng Tết từ miến rong và các phụ gia để nấu cuàng miến thu hút đông đảo người mua sắm Tết.

Ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai cho biết, hiện nay trong xã Tân Hòa có khoảng 65 hộ gia đình sản xuất miến dong. Trong đó, hơn 1/3 số hộ đã được chứng nhận sản phẩm Ocop. Những ngày này, trung bình mỗi ngày toàn xã sản xuất khoảng 200 tấn miến dong. Miến dong làng So đã đăng ký kinh doanh đầy đủ mã số mã vạch, thương hiệu, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm, công bố chất lượng sản phẩm trên toàn quốc theo đúng quy định và được khách hàng gần xa tín nhiệm, ủng hộ.

Sản phẩm miến dong đạt chứng nhận OCOP được mang đi bán ở các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.

Miến làng So có màu trắng trong, sợi dai và giòn tự nhiên nấu quá lửa không bị nhão, bết dính, không sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia. Chính vì vậy mà miến làng So đã có mặt trên các tỉnh thành cả nước, thậm chí khách hàng tại thị trường châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), châu Âu (Đức) đón nhận nhiệt tình.

Việc sản xuất miến không chỉ duy trì, phát triển văn hóa làng nghề mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với công việc làm nông đơn thuần, đồng thời đem đến thu nhập tương đối, tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động tại địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù công việc khá vất vả, nhưng xưởng làm dao kéo của người thợ Hòe Thị (quận Nam Từ Liêm) vẫn luôn đỏ lửa lò mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của người dân Hà Nội.

Qua khảo sát của đoàn Hội đồng Thủ công thế giới, làng lụa Vạn Phúc, một trong những làng nghề dệt lụa nổi tiếng bậc nhất Việt Nam với hơn 1000 năm tuổi, được đánh giá đủ yếu tố để tham gia mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Hội đồng Giám khảo quốc tế Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá để xem xét công nhận làng nghề Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu.

Hội Lương thực Thực phẩm TP HCM (FFA) phối hợp cùng Hiệp hội Nước mắm truyền thống Việt Nam đã tổ chức Lễ hội nước mắm TP HCM lần 1 năm 2024 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội, là một trong số nhiều làng nghề chuyên sản xuất gỗ mỹ nghệ, với những người dân năng động trong phát triển kinh tế.