Miễn nhiệm chức Tổng thư ký Quốc hội đối với ông Bùi Văn Cường

Chiều nay, 25/10, Quốc hội họp riêng tiếp tục công tác nhân sự thuộc thẩm quyền. Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 157/2024/QH15 ngày 25/10/2024 về việc miễn nhiệm chức vụ Tổng thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Bùi Văn Cường.

Ông Bùi Văn Cường thôi giữ các chức vụ Tổng thư ký Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV; nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân và hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

Ông Bùi Văn Cường 59 tuổi; Tiến sĩ Kỹ thuật an toàn hàng hải, Thạc sĩ An toàn hàng hải, Kỹ sư Điều hành tàu biển, Cử nhân Anh văn; quê ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng khóa 11 (dự khuyết), 12, 13; đại biểu Quốc hội khóa 13, 14, 15.

Ông từng làm Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Từ tháng 7/2019, ông được điều động tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk. Tháng 4/2021, Quốc hội bầu ông giữ chức Tổng thư ký Quốc hội với tỷ lệ tán thành 96,88%.

Hiện Văn phòng Quốc hội có bốn Phó chủ nhiệm gồm các ông/bà: Nguyễn Mạnh Hùng, Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Thị Thúy Ngần và Phạm Đình Toản. Ban thư ký Quốc hội hiện nay có bà Nguyễn Thị Thúy Ngần, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng thư ký Thường trực; ông Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng thư ký.

Theo Luật Tổ chức Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm; có trách nhiệm tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Tổng thư ký có nhiệm vụ tham mưu về dự kiến chương trình làm việc, quy trình thủ tục thực hiện hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phối hợp với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về các nội dung do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao.

Tổng thư ký là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan và đại biểu Quốc hội.

Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, Quốc hội đã bãi nhiệm 4 đại biểu, cho thôi nhiệm vụ đại biểu với 14 người. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa 15 hiện là 481.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thực hiện chương trình công tác năm 2024, sáng 4/12, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tổ chức Hội nghị lần thứ 20 để cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng của thành phố.

Hồ chứa nước Cửa Đạt, hồ chứa nước Tả Trạch, hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (ANQG).

Kiên trì phương châm “trao cần câu thay vì cho con cá”, từ hơn 115 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm qua, MTTQ các cấp thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả hai trọng tâm: hỗ trợ an cư và trao sinh kế giúp thoát nghèo bền vững.

Thảo luận tổ về 4 nội dung trình tại hội nghị Lần thứ 20 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 03 năm giai đoạn 2025-2027; Điều chỉnh Kế hoạch tài chính 05 năm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố, các đại biểu thống nhất với các nội dung báo cáo; tham góp nhiều ý kiến vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Năm 2024, thành phố Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội. Dự kiến, 23/24 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch đề ra, trong đó 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Tại Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là việc khó, thậm chí rất khó nhưng Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, nhân dân ủng hộ thì phải làm, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.