Minh bạch việc xét duyệt đối tượng thuê, mua nhà ở XH
Đây là vấn đề rất cần thiết trong thời điểm hiện nay nhằm thực hiện hiệu quả chính sách an sinh của Nhà nước. Nhất là những thông tin về sự chưa minh bạch trong việc xét duyệt hồ sơ mua, thuê nhà ở xã hội.
Khi giá nhà - đất vượt quá xa so với thu nhập, nhà ở xã hội là hy vọng của nhiều người khi muốn an cư. Tuy nhiên trên thực tế, dù đủ điều kiện nhưng chuyện nộp hồ sơ - xếp hàng rồi mua được nhà là không hề dễ dàng, bởi người có nhu cầu phải trải qua nhiều công đoạn sàng lọc chặt chẽ. Vậy nhưng, tại nhiều dự án nhà ở xã hội, khi mở bán lại xuất hiện thông tin chào bán, mức chênh lệch lên tới cả trăm triệu đồng 1 căn.
Chị Nguyễn Thị Tâm (phường Xuân La, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Môi giới có nhắn tin, gọi điện mời mua với giá chênh khoảng hơn 300 triệu/căn, nếu chậm thì giá còn lên nữa. Nói như vậy thì tôi không biết như thế nào”.
Dự án nhà xã hội chưa nghiệm thu đã được rao bán trên mạng. Người không đủ điều kiện vẫn được cấp nhà, người có thu nhập thấp lại khó tiếp cận. Việc xét duyệt hồ sơ thiếu chặt chẽ khiến nhiều trường hợp không thuộc diện ưu đãi lợi dụng mua bán nhà ở xã hội kiếm lời. Đây là những vấn đề được đoàn giám sát Quốc hội chỉ ra và làm nóng nghị trường với sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội.
Bà Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương, cho rằng: “Đề xuất cần bổ sung nội dung nhằm tăng cường kiểm tra đối tượng sở hữu nhà ở xã hội cũng như quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội, giúp phát hiện và xử lý các sai phạm liên quan”.
Mới đây, tỉnh Bắc Ninh đã xác định 14/29 dự án trên địa bàn với khoảng 640 căn hộ nhà ở xã hội có người nước ngoài sinh sống, tổng số khoảng 1.500 người. Tại Hà Nội, trước đó ở dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn, sau khi rà soát danh sách bốc thăm trúng quyền mua nhà, đã phát hiện 7 trường hợp không đúng đối tượng. Tình trạng nhà ở xã hội bán sai đối tượng đã được phát hiện tại nhiều tỉnh, thành phố, đòi hỏi phải triển khai chặt chẽ các bước để xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm và lách luật, đảm bảo nhà ở xã hội thực sự đến tay những người có nhu cầu.
Dự thảo “Quyết định ban hành quy định về quản lý bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội” đang được UBND thành phố lấy ý kiến, quy định tại mỗi dự án sẽ thành lập một tổ giám sát việc mua nhà ở xã hội. Có tối thiểu ba khách hàng đại diện cho các đối tượng đã đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được chọn ngẫu nhiên và đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở. Đây là giải pháp thể hiện sự công khai, minh bạch ngay từ khâu xét duyệt hồ sơ đến bốc thăm mua của loại hình nhà ở vốn đang rất thiếu này.
Những diễn biến từ đầu năm cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi ban đầu. Dự kiến, đến cuối năm 2024, quá trình phục hồi của thị trường sẽ có những tiến triển rõ nét.
Nhiều lô đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội đang có dấu hiệu tăng đáng kể, có nơi đã bất ngờ tăng giá hàng chục triệu đồng/m² chỉ sau vài tháng khi Dự án đường Vành đai 4 thi công, xây dựng.
Báo cáo tài chính quý III năm 2024 của các ngân hàng cho thấy tín dụng bất động sản đang có xu hướng tăng mạnh.
Diện tích các thửa đất từ gần 84 m² đến hơn 143 m². Giá khởi điểm chỉ là 5,3 triệu đồng/m², tương ứng tiền cọc 88 - 151 triệu đồng/lô.
Liên quan đến nội dung dự thảo nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, nhiều ý kiến cho rằng, cần đánh giá kỹ hơn thực trạng triển khai các dự án nhà ở thương mại, tránh tình trạng đầu cơ đất đai hoặc cơ chế xin – cho dự án.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải vừa ký ban hành Công văn số 3710 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
0