Mít Sơn Tây - Món quà mang đậm hồn quê xứ Đoài
Đi một vòng quanh xã Sơn Đông, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy gần như nhà nào cũng phải có vài cây mít trong vườn. Gia đình nhà bà Lê Thị Hoàn, thôn Tân An, xã Sơn Đông cũng vậy, trước cổng nhà bà, trong sân nhà, rồi vào vườn có đến hàng chục cây mít lừng lững, quả sai kín thân. Bà bảo, cây nhiều tuổi nhất cũng đã hơn 40, 50 tuổi, còn các cây khác cũng được chục năm tuổi. Cứ hè đến là mít chín thơm từ cổng vào trong tận nhà. Bà cho biết: “Đất này phù hợp trồng mít, chả phải chăm sóc gì nhiều, nên nhà ai cũng vậy, cứ trồng một vài cây bỏ đấy, đến mùa là có quả ăn. Quả mít ngon là quả mít có gai đều, đẫy quả mũi sẽ giày, đều và vàng giòn.
Theo ông Phùng Văn Quang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Đông cho biết: Trên địa bàn xã có trên 800 hộ trồng mít, địa phương đã chọn lọc gắn biển trên 2000 cây mít đầu dòng, ưu tú có tuổi đời từ 8 đến 100 tuổi. Mít trồng nhiều là vậy, tuy nhiên, người nông dân nơi đây vẫn chưa có một đầu ra ổn định do đó, đến vụ giá mít lại xuống rất thấp làm ảnh đến tinh thần trồng mít của nhân dân. Để thúc đẩy quảng bá cũng như bảo tồn sản phẩm cây mít địa phương, từ năm 2018, Sơn Đông đã tổ chức các hội thi mít. Ngoài ra, thời gian tới, địa phương cũng có kế hoạch mở rộng các vùng bãi, chuyên trồng mít, qua đó kết nối phát triển kinh tế địa phương cũng như để nhiều người biết hơn nữa đặc sản vùng quê xứ Đoài.
Không chỉ Sơn Đông và nhiều xã của thị xã Sơn Tây như Cổ Đông, Kim Sơn, Thanh Mỹ cũng có hàng ngàn cây mít ta cổ thụ, độ tuổi lên đến cả trăm năm, mỗi năm có cây thu gần tấn quả. Theo những người nông dân nơi đây, trồng mít ít sâu bệnh, không phải chăm sóc cầu kỳ, chỉ cần lưu ý “mít tỉa cành, chanh tỉa rễ”. Sau mỗi vụ thu hoạch, mít được chặt cành để cây ra cành mới, nhờ vậy, vụ sau cây sẽ đậu quả nhiều hơn. Các cây cho quả ngon sẽ được giữ lại để giao hạt nhân giống. Cây mít càng to, càng lâu năm quả càng nhiều, có cây lên tới gần 100 quả. Mỗi cây trung bình có thể thu được từ 3-5 triệu đồng/năm, cá biệt có những cây cho thu hoạnh lên tới hàng chục triệu đồng mỗi năm. Chính cái nắng gay gắt đặc trưng của mảnh đất Sơn Tây cùng sự khô cằn của vùng đất đá ong xứ Đoài đã cho ra đời những trái mít thơm ngon, múi to đều, màu vàng óng, ăn giòn ngọt mà ít nơi nào có được.
Ông Phùng Huy Vinh, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Sơn Tây cho biết: Năm 2022, sản phẩm mít Sơn Tây đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể do Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp.
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của cây mít truyền thống, thị xã Sơn Tây cũng triển khai nhiều giải pháp như: Tổ chức Hội thi mít Sơn Tây; phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá và ghi nhận hàng chục cây mít đầu dòng tại các xã: Sơn Đông, Cổ Đông, Thanh Mỹ để bảo tồn và nhân giống; từng bước hình thành chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mít Sơn Tây…
Thời gian tới, Sơn Tây đang có kế hoạch đưa chỉ dẫn địa lý cây mít để sản phẩm mít Sơn Tây không chỉ được nhân rộng phát triển kinh tế mà còn là sản phẩm thu hút khách du lịch tới địa phương.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
0