Mổ cấp cứu cho bé 13 tháng bị vắt chui vào mũi

Một bé gái 13 tháng tuổi ở tỉnh Bình Thuận vào viện cấp cứu trong đêm vì quấy khóc, chảy máu mũi trái. Các bác sĩ phát hiện bé bị vắt chui vào cửa mũi trái, sau đó chui vào trong hốc mũi. Nếu không được đưa đến viện cấp cứu kịp thời có thể gây biến chứng như nhiễm trùng, mất máu.

Mới đây, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Khoa Tai Mũi Họng đã tiếp nhận một bé gái 13 tháng tuổi ngụ tại Bình Thuận. Bé nhập viện cấp cứu trong tình trạng tỉnh táo, quấy khóc, sinh hiệu ổn, chảy máu mũi trái hiện cầm, có dị vật động đậy ở cửa mũi trái sau đó chui vào trong hốc mũi.

Hình ảnh nội soi cho thấy vị trí của con vắt trong hốc mũi. Ảnh: BVCC

Theo người thân của bé cho biết, trước đó khoảng 10 ngày, bé được đưa đi dã ngoại và có tắm suối cùng gia đình, 8 ngày sau, bé bắt đầu gặp phải tình trạng chảy máu mũi trái nhiều đợt nên đưa bệnh nhi đến một phòng khám tư kiểm tra. Tại đây, bé được bác sĩ nội soi, phát hiện có con vắt trong mũi trái nhưng không lấy ra được, nên khuyên gia đình đưa đến Bệnh viện chuyên khoa nhi ở TP HCM để lấy dị vật.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ trực cho biết, vì bé còn quá nhỏ, chưa hợp tác tốt nên việc nội soi ngay lúc này khá khó khăn. Do đó, ekip quyết định lên kế hoạch gây mê phẫu thuật nội soi lấy dị vật.

Sau khi đã giải thích rõ cho người nhà về tình trạng của bé cũng như các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình gây mê phẫu thuật, bé được ekip điều trị làm bộ xét nghiệm tiền mê khẩn và chuẩn bị chuyển phòng mổ. Cuộc nội soi lấy con vắt ra khỏi mũi bé diễn ra thuận lợi.

Qua kiểm tra, bác sĩ nhận định không có tổn thương nghiêm trọng, niêm mạc mũi của bé vẫn được bảo tồn. Nhờ sự khẩn trương của cả ekip, chưa có cấu trúc quan trọng nào trong mũi bị tổn hại, cũng như không có tai biến hay biến chứng nguy hiểm nào xảy ra. Sau mổ, tình trạng bé ổn định, chơi và bú bình thường.

Con vắt sau khi được lấy ra khỏi cơ thể bé gái. Ảnh: BVCC

ThS.BS chuyên khoa 1 Nguyễn Minh Trung - Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, dị vật sống (như vắt, đỉa…) rất nguy hiểm, nếu để lâu trong mũi có thể gây ra các biến chứng như nhiễm trùng, mất máu… Nghiêm trọng hơn, chúng có thể chui vào các cấu trúc khó tiếp cận như các xoang cạnh mũi, chui xuống thanh quản gây ho, khó thở. Do đó, việc phát hiện và loại bỏ sớm dị vật sống là cực kì quan trọng.

Phụ huynh cần hiểu rõ về các loại dị vật và đưa bé đi khám ngay khi nghi ngờ có dị vật trong mũi, như xuất hiện triệu chứng chảy máu mũi, chảy mũi hôi một bên. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần hạn chế cho các bé tắm rửa hay uống trực tiếp nước từ sông suối, để tránh vắt, đỉa xâm nhập vào cơ thể./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương, tại Việt Nam, vắc xin Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất đã được sử dụng hết từ tháng 7/2023.

Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai, Sở Y tế Đồng Nai xác nhận kết quả xét nghiệm cho thấy đa số các mẫu thực phẩm ở cửa hàng bánh mỳ này có vi khuẩn Salmonella.

10 người phải nhập viện và trong đó có một trường hợp tử vong cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai ngay sau khi ăn món tiết canh dê của bữa cỗ cưới tại thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, ngày 7/5, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên đã thực hiện thành công ca ghép gan đối với bệnh nhân suy gan tối cấp, suy thận, đang điều trị hồi sức.

1.224 trường hợp nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đây là con số đáng chú ý theo số liệu tổng hợp của Bộ Y tế trong năm 2023. So với cùng kỳ năm trước đó, số ca nhập viện tăng đáng kể.

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần trước, số ca mắc ho gà, tay chân miệng tại Thủ đô giảm mạnh.