Mẹo chọn hương sạch không gây ảnh hưởng sức khỏe
Hương truyền thống vốn không đậu được tàn và hay ẩm mốc nếu bảo quản không đúng cách. Hương được làm từ các loại thảo mộc trong thiên nhiên nên sản phẩm này rất gần gũi, thân thiện với con người và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc sản xuất thủ công, nguyên liệu cầu kỳ... khó tạo ra số lượng lớn.
Một giám đốc công ty chuyên sản xuất hương từ thảo mộc cho biết, để sản xuất hương thắp, người ta sử dụng các loại hóa chất để tạo mùi thơm, độ cong của tan nhang và chất keo kết dính. Khi đốt, ngoài mùi thơm của hóa chất, chất keo kết dính cháy và tạo ra hai loại khí độc hại là formaldehyde và benzen.
Nhang càng thơm, tàn càng cong thì lượng hoạt chất đưa vào nhang càng lớn. Chất khí này sẽ khiến người hít phải bị khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ô nhiễm môi trường. Lý do để nhang có tàn cong là người ta phải nhúng nó vào hóa chất khiến chất tăm tre trong nhang không cháy hết. Ngược lại, loại hương cháy đến đâu tàn rơi đến đấy thì không có hóa chất tạo tàn cong. Các thành phần hóa học ngâm, tẩm vào que hương khi cháy tạo ra các chất độc hại làm cay mắt, ngạt thở, nhức đầu. Tiếp xúc thường xuyên và lâu dài dễ gây mờ mắt, các bệnh về đường hô hấp, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến ung thư.
Theo PGS.TS Phạm Gia Điền - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, hương thắp trong nhà không chỉ tạo ra không gian ấm cúng, trang nghiêm mà còn cần phải an toàn với sức khỏe. Do đó người dùng nên chọn loại hương có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Ví dụ các loại hương truyền thống, sử dụng nguyên liệu là các chất tự nhiên, không có hóa chất tạo tàn hay tạo mùi. Hoặc có thể chọn các loại nhang làm từ cây cỏ chứa tinh dầu bởi không giống như các loại nhang khác, làm cay mắt và rất khó chịu thì loại nhang này giúp an thần, sảng khoái.
Theo chuyên gia, muốn biết nhang thắp có dùng keo kết dính hay không, chỉ cần cho vào nước. Nhang dùng keo sẽ không tan ra và rất lâu mới thấm nước. Còn nhang sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, khi cho vào nước sẽ tan ra nhanh chóng.
Người mua cần nhận dạng nhang sản xuất bằng thảo mộc theo cảm quan như nhang phải có mùi thơm đặc trưng, cháy đượm lâu, vị hương êm dịu, không gắt, không cay mắt... Nên chọn nhang có màu vàng sậm tự nhiên, bởi đây là màu của bột thảo mộc. Không chọn loại nhang có màu vàng óng vì đó thường là nhang nhuộm hóa chất để tạo màu.
Nên lựa chọn các loại nhang làm từ nguyên liệu tự nhiên bởi bất kỳ thành phần hóa chất xuất hiện đều khiến khói nhang tác động xấu đến sức khỏe người hít khói. Nếu thích nhang thơm, hạn chế sử dụng nhang tẩm các loại hóa chất tạo mùi hương công nghiệp mà hãy chọn những loại nhang được tẩm tinh dầu thiên nhiên, hương thơm nhẹ hiện được bày bán khá nhiều trên thị trường.
Tốt nhất, mỗi ban thờ bạn chỉ cần đốt một cây nhang là được, thay vì phải ba cây hay chục cây hay cả bó. Không nên đốt loại nhang lớn. Không cắm nhang trực tiếp vào đồ ăn vì sẽ làm tàn nhang rơi vào đồ ăn và phần màu nhuộm tại chân nhang thấm đồ ăn...
Chuyên gia cảnh báo, khói nhang cũng có thể gây kích ứng mắt và da, đặc biệt đối với những người da nhạy cảm. Gây kích ứng niêm mạc mũi mạnh làm hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, nhức mũi, nghẹt mũi, thậm chí chảy máu mũi. Đây là biểu hiện của viêm mũi xoang cấp và mãn tính. Ngoài ra, còn dễ gây viêm họng - thanh quản cấp tính. Do đó trong mùa lễ hội du xuân, cần biết cách bảo vệ sức khỏe khi đến các nơi đình chùa, miếu mạo./.
(Tổng hợp)
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.
Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
0