Mẹo đẩy lùi tình trạng ợ chua, ợ nóng cho bà bầu

Các chị em phụ nữ khi mang thai cũng có thể bị chứng ợ chua, ợ nóng quấy rầy, đặc biệt là vào những tháng giữa và cuối thai kỳ. Ợ nóng là tình trạng axit trào ngược lên thực quản, nếu xuất hiện thường xuyên sẽ gây rất nhiều khó chịu, tuy nhiên các chị em cũng có thể tham khảo những cách dưới đây để cải thiện tình trạng này.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị ợ nóng

Ợ chua, ợ nóng, buồn nôn... thường hay xuất hiện ở phụ nữ mang thai nhưng không phải là ốm nghén mà là do trào ngược acid dạ dày - thực quản. Triệu chứng này có thể kéo dài trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, gây rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống và sinh hoạt.

Trong thời gian mang thai những tháng cuối, chị em dễ bị ợ nóng làm phiền.

Khi mang thai, cơ thể thường sản xuất nhiều progesterone hơn mức bình thường. Loại hormone này làm giãn cơ là nới rộng vòng thực quản khiến các thành phần dịch trong dạ dày tràn lên thực quản, gây hiện tượng ợ nóng.

Theo BSCKII Đỗ Thị Thuỷ - chuyên Sản phụ khoa, nguyên nhân trào ngược acid khi mang thai có thể do sự thay đổi hormone. Điều này ảnh hưởng đến áp suất trong cơ vòng thực quản, kết nối thực quản với dạ dày khiến acid từ dạ dày trào lên thực quản. Ngoài ra khi mang thai, bản thân tử cung có thể tạo áp lực lên dạ dày khiến thức ăn trào lên thực quản.

Cách đẩy lùi chứng ợ hơi, ợ nóng

Theo các chuyên gia tiêu hóa, để điều trị trào ngược dạ dày - thực quản, ngoài việc dùng thuốc thì cách ăn uống và sinh hoạt có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm để đối phó và cải thiện tình trạng này là thay đổi lối sống và thói quen ăn uống.

Bà bầu nên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, đạm dễ hấp thu.
  • Phụ nữ mang thai cần đặc biệt chú ý đến chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; nên duy trì cân nặng phù hợp; vận động nhẹ nhàng thường xuyên, thư giãn, tránh căng thẳng; không mặc quần áo chật; không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá, không uống rượu bia hay lạm dụng thực phẩm cay nóng…
  • Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ. Không nên ăn quá no. Chia nhỏ các bữa ăn nếu cảm thấy khó chịu. Thức ăn nên luộc, hấp, hạn chế chiên, xào, hạn chế sử dụng gia vị mạnh.
  • Nên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, đạm dễ hấp thu như: rau xanh, trái cây, cá, trứng, hải sản, thịt gia cầm bỏ da.
  • Hạn chế ăn đồ ăn quá lỏng, không nên uống nhiều nước mỗi lần. Không ăn quá nhiều trái cây có tính acid như cam, chanh… Tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm giàu tinh bột đã chế biến; các loại đồ uống có gas.
  • Không nên vận động mạnh hoặc nằm ngửa sau khi ăn. Chỉ nên ngủ sau khi ăn khoảng 3 giờ. Nên đi bộ nhẹ nhàng sau ăn 30 phút giúp dễ tiêu hóa và ngăn ngừa trào ngược.
  • Nếu hay bị trào ngược vào ban đêm, nên nâng cao phần đệm gối đầu và vai cao hơn ở mức vừa đủ giúp thức ăn di chuyển xuống dưới nhưng vẫn ở tư thế có thể ngủ thoải mái.

Nếu không có cách nào kể trên hiệu quả, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để có phương pháp trị chứng ợ nóng phù hợp, an toàn./.

(Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một vận động viên nghiệp dư phải điều trị tích cực, chạy thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy, chẩn đoán là bị "ly giải cơ vân" do vận động quá sức.

Việc tự ý truyền đạm tại nhà có nguy cơ xảy ra các biến chứng như đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch, dị ứng gây khó thở, đau ngực, sốc phản vệ, thậm chí tử vong

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng. Hai người trong số đó đang phải can thiệp ECMO. Điều đáng nói là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Cụm từ “chữa lành” đang được nhắc tới ngày một nhiều, dần trở thành một khái niệm gắn liền với giới trẻ, nhất là thế hệ Z. Vậy nguyên nhân của việc muốn chữa lành là gì, liệu nó có xuất phát từ nhu cầu thực tế hay không và việc người người sử dụng từ "chữa lành" như hiện nay là để trị bệnh hay chỉ là một hiệu ứng đám đông?

Ngồi học sai tư thế là một trong số các thói quen gây ảnh hưởng tới phần cột sống ở trẻ và gia tăng nguy cơ dẫn đến chứng cong vẹo cột sống, đau lưng. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng bệnh để lại nhiều hậu quả nặng nề về chất lượng cuộc sống.

Mới đây, Bộ Y tế thông báo về trường hợp mắc cúm gia cầm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trên thế giới chưa xảy ra dịch lớn trên người do chủng virus này, tuy nhiên đã có ca tử vong.