Mẹo giải rượu, giảm nồng độ cồn nhanh

Những buổi tiệc tùng cuối năm, bia rượu là thức uống khó có thể thiếu. Vì thế bỏ túi những cách giải rượu, giải bia nhanh nhất sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn say và giảm bớt nồng độ cồn trong máu.

Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, việc uống rượu và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Những người nhẹ cân, có bệnh yếu mệt, đang đói, uống lần đầu, ít khi uống, không hợp, hệ số oxy hóa cồn thấp sẽ nhanh say chậm thải nồng độ cồn hơn. Khi bạn uống rượu, để nhanh giải rượu và giảm nồng độ cồn trong cơ thể, bạn có thể áp dụng một vài cách sau.

Khi cần giải rượu thì nước ép cam quýt cũng rất cần thiết vì giàu vitamin C giúp giải rượu nhanh.

Các loại nước ép

Uống rượu có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy,  não bộ không đủ “nhiên liệu” để hoạt động nên xuất hiện  tình trạng mệt mỏi và đau đầu. Bổ sung carbohydrate là một trong những cách để giải rượu hiệu quả nhưng ít người biết. Sau khi uống rượu, bạn có thể uống thêm một ít nước ép hoa quả tươi để hạn chế cảm giác khó chịu. Nước ép hoa quả tươi cung cấp thêm nước và carbohydrate, những chất vô cùng cần thiết cho quá trình giải rượu.

Các loại trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc như trà gừng giúp cho cơ thể tỉnh táo hơn. Các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy đã giảm bớt. Trà gừng còn giúp chống co thắt, làm dịu dạ dày, giảm đầy hơi khó tiêu và chống buồn nôn, hơn nữa còn bổ sung vitamin B và hạn chế các tác dụng của rượu trên thành niêm mạc ruột. Do đó, gừng thường được sử dụng để ngăn và điều trị chứng nôn nao, tổn thương nội tạng do uống quá nhiều rượu. Ngoài ra, các loại thảo mộc khác như hoa cúc, nghệ tây cũng giúp giải rượu hiệu quả.

Vỏ dưa hấu

Nếu bạn đang có sẵn phần vỏ dưa hấu, hãy sử dụng ngay để làm thức uống giải rượu. Với việc uống từ 10g-15g phần nước ép này sẽ giúp làm giảm tình trạng chóng mặt, đau đầu. Bên cạnh đó, nó còn có lợi trong việc thúc đẩy cơ thể tiểu tiện nhằm đẩy nhanh quá trình đào thải và chuyển hóa rượu.

Nước sắn dây

Một trong những cách giải rượu tại nhà khác bạn nên tham khảo chính là sử dụng nước sắn dây. Đây là một nguyên liệu sở hữu vị ngọt, mát, tính bình. Bằng cách sử dụng nó, bạn sẽ nhanh chóng giảm đi cảm giác khó chịu sau khi quá chén. Cụ thể, bạn cần pha bột sắn dây với nước lọc và có thể vắt thêm nước chanh để tăng hương vị giúp dễ uống hơn.

Nước dừa

Nước dừa chứa nhiều chất điện giải và nhiều dưỡng chất khác như natri, kali; vì vậy uống nước dừa giúp bổ sung nước và vượt qua cơn say dễ hơn. Thậm chí, có nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa có tác dụng bù nước hiệu quả như đồ uống thể thao truyền thống.

Ảnh minh họa

Nước lọc, sữa, cháo loãng hoặc mật ong

Một trong những biện pháp giải rượu bia tại nhà dễ dàng nhất chính là uống nhiều nước. Uống nước giúp phục hồi lượng chất lỏng cần thiết và có thể giúp máu và hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các mô, đồng thời loại bỏ chất thải và các chất độc hại sau khi tiêu thụ rượu quá mức.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng sữa, nước cơm, nước cháo loãng, mật ong… vừa có tác dụng bổ sung nước, các chất điện giải, giúp giảm các triệu chứng do say rượu gây ra và đồng thời phòng hạ đường huyết hiệu quả. Để giải rượu, có thể cho người say ăn cháo trắng, loãng và cho ăn khi còn nóng để ra mồ hôi, giảm nồng độ cồn  trong máu.

Các loại nước đậu (đậu xanh, đậu đen)

Ninh đậu đen cho mềm rồi uống, mỗi lần một chén cũng có tác dụng giải rượu. Đậu xanh cũng được biết đến với tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để nấu cháo, pha với nước uống giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi khi say rượu hiệu quả.

Nước đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm bớt triệu chứng mệt mỏi khi say rượu.

Một số lưu ý khi uống rượu bia

- Không lái xe sau khi uống rượu bia.

- Không nằm ngủ với gió quạt thổi vào người một cách trực tiếp.

- Mặc áo quần thoáng mát khi ngủ để cơ thể dễ dàng thoát mồ hôi hơn.

- Không uống các loại đồ uống có ga hay nước tăng lực để tránh làm rượu đẩy nhanh tốc độ hấp thụ vào người.

- Khi thấy buồn nôn, không cố nhịn mà nên nôn hết ra. Tránh sử dụng thuốc chống nôn.

- Trước khi uống bia rượu, bạn nên ăn một chút thức ăn có chất béo sẽ giúp thẩm thấu lượng cồn, vì vậy chúng có thể chống say rượu và giảm các tác động của cồn tới cơ thể.

- Không nên uống bia rượu khi đói.

- Không sử dụng cà rốt trong việc chế biến các món nhắm khi uống rượu để tránh caroten có trong nó phản ứng với rượu gây độc tố, ảnh hưởng tiêu cực tới gan.

- Không trộn lẫn đồ uống cồn với nước có gas, sẽ làm cho cồn được hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn. Việc này còn làm hại đến các cơ quan khác trong cơ thể như dạ dày, tim mạch.. làm cho cơ thể dễ bị tiêu chảy hoặc nặng hơn phải nhập viện./.

 (Tổng hợp)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Bộ y tế khuyến cáo người dân, trong những ngày nắng nóng nên hạn chế đi ra ngoài trời nắng. Khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện mà cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Theo chuyên gia của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết, thuốc diệt muỗi là một loại hóa chất diệt côn trùng, ít nhiều cũng vẫn sẽ có ảnh hưởng đến con người khi không được sử dụng đúng cách. Đặc biệt là với trẻ nhỏ, khi sức đề kháng còn yếu và làn da còn nhạy cảm.

Ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng cao, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo, tiêm chủng được cho là phương pháp phòng bệnh an toàn nhất. Vậy nên, các bậc phụ huynh cần lưu ý nắm rõ lịch tiêm vắc xin cho trẻ.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương mới tiếp nhận ca bệnh bị suy tuyến thượng thận do lạm dụng thuốc Medrol liều cao. Tác dụng phụ của thuốc đã khiến da bàn chân bệnh nhân rất mỏng dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, dễ lan lên hết cẳng chân phải.

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể mà thủ phạm được tìm ra đều là do vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus… Khi nhiễm khuẩn bệnh nhân thường biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt và các biểu hiện mất nước, nhiễm trùng. Chuyên gia y tế khuyến cáo, thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt càng dễ ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước, trụy mạch hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được xử trí nhanh và đúng cách.