Mở rộng đường Láng, đắt nhưng vẫn nên làm

Chủ trương mở rộng đường Láng đang làm người dân lo ngại với mức đầu tư dự kiến là quá lớn, lên đến trên 17.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể thu hồi đất hai bên đường và đấu giá tạo nguồn vốn khi mở rộng đường. Chưa kể, nếu để đường Láng tồn tại một nút thắt về ùn tắc giao thông như hiện nay, thì việc đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng trước đó cho các dự án thành phần trên trục đường Vành đai 2 sẽ không phát huy hiệu quả.

Quy hoạch đường Vành đai 2 khép kín dài 39 km, hiện chỉ còn 6,1 km chưa được đầu tư, trong đó có 3,8 km từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy đi trùng với đường Láng. Theo các chuyên gia, cần thiết phải tiếp tục đầu tư hoàn thiện nốt đoạn này, dù chi phí giải phóng mặt bằng có thể lớn như tính toán sơ bộ của Sở Giao thông vận tải là gần 17.000 tỷ đồng.

Ông Phạm Xuân Tân – Chủ tịch Hội cầu đường Hà Nội cho hay: "Nếu không tiếp tục đầu tư theo quy hoạch thì các dự án đầu tư những đoạn trước sẽ không phát huy hiệu quả. Con số 17.000 tỷ đồng nghe qua thì có vẻ lớn, nhưng thực tế phải chấp nhận bởi để càng lâu giải phóng mặt bằng càng khó khăn và chi phí càng lớn do giá đất tăng cao".

Việc tiếp tục triển khai mở rộng đường Láng là cần thiết, vừa giải quyết ùn tắc giao thông, vừa để người dân sớm ổn định cuộc sống.

Để tối ưu kinh phí giải phóng mặt bằng, các chuyên gia cũng kiến nghị thành phố có thể thu hồi đất hai bên để bán đấu giá khi mở đường. Tránh tình trạng người không bị giải phóng mặt bằng bỗng dưng được hưởng lợi từ việc giá đất tăng mà không phải đóng một khoản thuế, phí nào. Trong khi, nguồn lực ngân sách có hạn.

PGS.TS Trần Chủng – Nguyên Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng – Bộ Xây dựng chia sẻ: "Việc thu hồi thêm đất để đấu giá vừa đảm bảo mỹ quan đô thị cho tuyến đường mới mở tránh tình trạng siêu mỏng siêu méo; đồng thời, đảm bảo tính công bằng cho người bị giải phóng mặt bằng và người không thuộc diện giải phóng mặt bằng".

Chỉ giới quy hoạch mở rộng đường Láng và quản lý trật tự xây dựng đối với dải dân cư nằm sát mặt đường đã có từ lâu. Do đó, việc tiếp tục triển khai quy hoạch là cần thiết, vừa giải quyết ùn tắc giao thông, vừa để người dân sớm ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, do là dự án đầu tư quan trọng, phức tạp, có tác động lớn, nên cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và thận trọng, để lựa chọn phương án tối ưu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.

Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.

Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.

Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.

Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).