Mở rộng hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo Đại học

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, liên kết quốc tế (LKQT) đào tạo đang là một xu thế tất yếu của các trường đại học Việt Nam. Đến nay, nhiều trường Đại học cũng đã và đang mở rộng hợp tác, nâng cao chất lượng các chương trình LKQT của mình.

Đại học Kinh tế quốc dân là một trong những đơn vị giáo dục đầu tiên của nước ta tiên phong trong việc tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến của thế giới.

Giáo sư Kai Peters - Phó hiệu trưởng trường Conventry (Vương quốc Anh) chia sẻ: "Liên kết đào tạo quốc tế không chỉ mang lại cho sinh viên Việt Nam kiến thức mà còn giúp cho các em có thêm nhiều kỹ năng khác nữa. Tiếp cận với sự đa dạng về văn hoá,  các em sẽ có góc nhìn rộng hơn, biết được người Châu Âu đánh giá như thế nào về nền kinh tế Châu Á ".

Khởi nguồn từ dự án đào tạo từ xa do Tổ chức phát triển Quốc tế của Thụy điển (Sida) tài trợ vào đầu những năm 1990, đến nayViện Đào tạo Quốc tế đang tổ chức triển khai bảy ngành học ở bậc Đại học, bốn ngành ở bậc Cao học và Tiến sĩ liên kết với các trường đối tác ở vương quốc Anh, Mỹ và Đức. Đưa các yếu tố giáo dục quốc tế vào Việt Nam một cách có chọn lọc, dần dần xây dựng các chương trình đào tạo quốc tế của chính mình, góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế một cách toàn diện của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Tại lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập, thứ trưởng  Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục cho Viện Đào tạo Quốc tế - đơn vị đã đặt những viên gạch đầu tiên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học của Việt Nam tiệm cận với chuẩn quốc tế. Chủ động hợp tác quốc tế, các trường Đại học đã thực sự xây dựng được những chương trình liên kết bài bản, đào tạo sinh viên mang bản lĩnh của những công dân toàn cầu, đóng góp vào sự đổi mới của giáo dục Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 1/11, Diễn đàn Quốc tế hoá Giáo dục Đại học lần thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham gia của gần 100 trường đại học của Việt Nam và các nước, các tổ chức giáo dục, cùng 25 Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Góp ý vào dự thảo mới của Bộ GD&ĐT, nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nên công bố ngay tên các môn thi từ đầu năm học và không nên đợi đến tận cuối tháng 3 hằng năm, tránh gây áp lực không cần thiết cho học sinh.

Giai đoạn 2025 - 2030, hình thức thi tốt nghiệp THPT giữ ổn định phương thức thi trên giấy đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn, nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi, tránh chuyện học tủ, học lệch.

Ngày 31/10, tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: Giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước.