Mô thức cũ, hiệu quả mới
Với số vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, Trung Quốc đã biến một làng chài nghèo nhỏ ven biển của Peru thành một trong những cảng biển nước sâu lớn nhất và hiện đại nhất ở khu vực Mỹ Latinh.
Trung Quốc cho biết, hải cảng sẽ đem lại 4,5 tỷ USD hàng năm và tạo công ăn việc làm cho hơn 8.000 người ở Peru cũng như giảm chi phí logistics cho thương mại giữa Peru và Trung Quốc tới 20%.
Cảng biển Chancay là cảng biển đầu tiên Trung Quốc đầu tư xây dựng ở khu vực Mỹ Latinh và là biểu tượng rõ ràng nhất, thuyết phục nhất cho tính khả thi, thành công và hiệu quả thiết thực của hai kế hoạch chiến lược lớn của Trung Quốc; là một vành đai, một con đường và con đường tơ lụa biển của thế kỷ 21 ở khu vực.
Bỏ tiền ra đầu tư xây dựng hải cảng, cảng sông trong quốc gia hay cảng biển sâu ở nhiều quốc gia trên mọi châu lục là cách thức được Trung Quốc thực hiện từ lâu. Mục đích là tiếp cận và tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông thương trao đổi thương mại, gây dựng và tăng cường ảnh hưởng chính trị, đồng thời, kiến tạo con chủ bài cho cuộc chơi địa chính trị toàn cầu với các đối tác lớn khác.
Chiến lược chung của Trung Quốc là thực thi các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước đối tác để vươn tới những mục tiêu trên.
Mô thức này không còn mới mẻ gì, nếu như không muốn nói đã trở thành kinh điển đối với Trung Quốc. Mô thức cũng đã được vận dụng ở Peru với cảng biển nước sâu Chancay nhưng hiệu ứng đưa lại cho Trung Quốc lại có nhiều nét mới rất quan trọng đối với Trung Quốc.
Với cảng biển này, mạng lưới một vành đai, một con đường và con đường tơ lụa của thế kỷ 21 đã vươn tới được châu Mỹ, giúp Trung Quốc có được cửa ngõ và bàn đạp ở khu vực Tây bán cầu - nơi từng đã có thời được coi là cái sân sau của Mỹ. Từ đó, Trung Quốc tiếp cận và chinh phục thị trường khu vực này thuận lợi hơn. Trung Quốc không những chỉ có lợi mà còn có thể rất thích thú khi cạnh tranh chiến lược với Mỹ ở nơi ngay sát cạnh nước Mỹ. Điều này càng thêm quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh cựu tổng thống Donald Trump sắp trở lại cầm quyền ở Mỹ.
Qua những đề cử nhân sự của ông Trump cho bộ máy chính quyền mới ở Mỹ có thể thấy "dông bão" sẽ liên tục ập đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của ông Trump. Đồ chơi mà ông Trump xem ra thích nhất là áp thuế quan bảo hộ thương mại bị Trung Quốc vô hiệu hoá bằng cả cách chinh phục đối tác và thị trường ở ngay cạnh nước Mỹ. Mỹ xao nhãng và xem nhẹ khu vực Trung và Nam Mỹ nên Trung Quốc có cơ hội vận dụng mô thức cũ mà đạt được hiệu quả mới.
Bên lề cuộc gặp cấp cao thường niên năm nay của Diễn đàn APEC tại thủ đô Lima của Peru, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Peru Dina Boluarte đã khánh thành cảng biển nước sâu Chancay do Trung Quốc đầu tư xây dựng.
Chỉ còn hai tháng nữa là hết nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên cho phép quân đội Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) do Mỹ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga. Theo CNN, quyết định này vốn tuân theo một mô-típ quen thuộc của Washington.
Siêu bão Man-Yi đã quét qua đảo Luzon, hòn đảo lớn nhất của Philippines vào Chủ Nhật (ngày 17 tháng 11), đe dọa gây ra mưa lớn ở thủ đô Manila, khiến hơn một triệu người phải sơ tán và làm hư hại các tòa nhà ở một số khu vực.
Nông dân Pháp dựng lều trại và chặn một con đường gần Paris vào Chủ nhật. Khả năng đạt được thỏa thuận thương mại giữa các nước châu Âu và khối Mercosur đang làm gia tăng sự bất bình và người biểu tình cho rằng sự cạnh tranh của nước ngoài đã gây ra khủng hoảng nông nghiệp.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các thành viên G20 sử dụng sức mạnh đòn bẩy của mình để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng như khí hậu và hòa bình.
Một tay đua xe đạp trẻ Trung Quốc đã hoàn thành hành trình ấn tượng kéo dài 12 năm khi đạp xe qua 62 quốc gia trên 5 châu lục, thực hiện ước mơ vòng quanh thế giới mà anh đã ấp ủ từ thời thơ ấu của mình.
0