Mỗi địa phương cần có một sản phẩm công nghiệp văn hóa
Mỗi địa phương xác định được một sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hoá tiêu biểu thì bức tranh chung về phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội sẽ thêm tươi sáng.
Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 là một trong những hoạt động thiết thực mà quận Tây Hồ thực hiện, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá.
Từ thành công này, quận Tây Hồ đang có định hướng tổ chức lễ hội sen hàng năm để không chỉ góp phần lan tỏa giá trị của hoa sen trong đời sống người Việt mà còn phát triển các sản phẩm văn hóa, du lịch, thương mại. Việc duy trì diện tích 25 hecta trồng sen là một trong những bước đi ban đầu.
Cùng với quận Tây Hồ, một số địa phương khác đã khai thác thế mạnh và đặc trưng riêng để phát triển công nghiệp văn hoá. Tiêu biểu phải kể tới quận Hoàn Kiếm với các hoạt động tại khu phố cổ Hà Nội, thị xã Sơn Tây với hoạt động văn hóa tại Thành cổ Sơn Tây, làng cổ Đường Lâm; huyện Gia Lâm, Đông Anh với các lễ hội truyền thống.
Tuy vậy không phải địa phương nào cũng sát sao với nhiệm vụ vừa mới vừa khó này. Mới đây, tại buổi giao ban Ban chỉ đạo Chương trình 06 của Thành uỷ, thực tế này đã được Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Phong chỉ rõ cùng với những yêu cầu cụ thể.
Thực hiện Nghị quyết 09 về phát triển công nghiệp văn hoá, thành phố đã chỉ đạo tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng và là lợi thế của Thủ đô như: Du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, ẩm thực. Đồng thời đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng.
Cùng đó thành phố yêu cầu các đơn vị xây dựng quỹ phát triển văn hoá, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sự sáng tạo trong thực hiện phát triển công nghiệp văn hoá.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.
Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.
Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.
0