Mỗi năm Hà Nội giảm hơn 4.000 trẻ sơ sinh

Trong 3-4 năm gần đây, tỉ lệ trẻ sơ sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội đang ngày càng tụt giảm. Trung bình giảm từ tới trên 4.000 trẻ sau mỗi một năm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, nếu không được cải thiện sớm, việc giảm tỉ lệ sinh sẽ kéo theo rất nhiều hệ quả về sau đối với xã hội.

Số liệu thống kê từ Chi cục Dân số, Sở Y tế cho thấy, nếu như năm 2020, số trẻ sinh mới trên địa bàn toàn Thành phố là trên 121.600 trẻ thì năm 2023, con số này đã giảm mạnh, xuống chỉ còn trên 105.000 trẻ. Trung bình giảm tới 4.146 trẻ sau mỗi năm. Trong đó, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng là ba quận có mức giảm sâu nhất trong ba năm qua với mức giảm từ khoảng 1.100 trẻ tới 1.600 trẻ sinh mới.

Nếu như năm 2020, số trẻ sinh mới trên địa bàn toàn Thành phố là trên 121.600 trẻ thì năm 2023, con số này đã giảm mạnh, xuống chỉ còn trên 105.000 trẻ

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trung tâm Y tế quận Ba Đình cho biết: "Tình trạng này tại quận Ba đình thì đang là báo động đỏ. Qua hai năm trở lại đây thì mỗi năm giảm từ 300-400 trẻ. Đây là mức giảm rất sâu. Trong khi đó, mức sinh thay thế giảm, nếu 2019 vẫn đảm bảo ở tỉ lệ 2,01 thì 2023 mức sinh thay thế đã giảm xuống 1,41.

Mức sinh thay thế là tỉ lệ sinh bé gái của một phụ nữ đảm bảo thế hệ kế cận có thể duy trì sinh sản. Con số này cùng với số trẻ sinh mới đều giảm đối với khu vực nội đô, các quận vùng lõi của Hà Nội. Điều này được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong những năm tới bởi nhiều nguyên khác nhau.

Ông Vũ Duy Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số, sở Y Tế thành phố Hà Nội cho biết: "Một phần là do áp lực kinh tế. Người phụ nữ hiện đại thường tham gia nhiều vào các hoạt động xã hội, bận rộn nhiều công việc nên không muốn sinh nhiều. Ngoài ra, thống kê hàng năm thì đều cho thấy, tỉ lệ vô sinh ngày càng xuất hiện nhiều".

Mức sinh thấp gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc về cơ cấu, quy mô dân số, gây thiếu lớp kế cận, già hóa dân số…

Nhiều nghiên cứu khẳng định, mức sinh thấp gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc về cơ cấu, quy mô dân số, gây thiếu lớp kế cận, già hóa dân số… Từ đó, kéo theo nhiều gánh nặng cho xã hội.

Mức sinh thấp cũng làm suy giảm tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động. Theo nghiên cứu, cứ sau 15 năm sẽ thiếu hụt lực lượng lao động, tác động mạnh quá trình di cư.

Thời gian qua, Thành phố và ngành Y tế Thủ đô đã có nhiều nỗ lực để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc đảm bảo tỉ lệ sinh với mỗi gia đình là hai con. Tuy nhiên, mỗi người dân, hộ gia đình, và các bạn trẻ ở độ tuổi kết hôn cần xác định và nhận thức rõ, đây còn là trách nhiệm của mình với gia đình và với xã hội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đêm qua (7/5), Ban duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội đã phối hợp cùng đơn vị quản lý đường bộ, tiến hành sửa chữa các khe co giãn xuống cấp trên đường Vành đai 3 trên cao, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi lại.

Trong căn phòng nhỏ trên con phố Phan Bội Châu, Hà Nội, một người lính từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ sống và chơi đàn. Những ký ức về một thời chiến đấu kiên cường, gian khổ và tràn đầy tình đồng chí, đồng đội đó, vẫn luôn trong tâm trí ông và được ông thể hiện qua những giai điệu chiến thắng.

17 thiếu nhi xuất sắc đạt danh hiệu "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" và 18 cán bộ Đội xuất sắc đạt giải thưởng 15/5, vừa được Quận Đoàn Tây Hồ khen thưởng nhân dịp kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 83 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc đang chuẩn bị bước vào cao điểm mùa mưa bão. UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch bảo đảm công tác thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024.

Quận Ba Đình (Hà Nội) sẽ thực hiện cải tạo Vườn hoa Trúc Bạch bằng cách trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Sở Du lịch Hà Nội đã có buổi kết nối, trao đổi khách hai chiều giữa doanh nghiệp du lịch Hà Nội với doanh nghiệp lữ hành vùng Viễn Đông (Liên bang Nga).