Mỗi nghệ sĩ thể hiện nhạc Trịnh theo một cách rất riêng
Với người yêu nhạc Trịnh, hẳn ai cũng nhớ tới mốc 1/4/2001, ngày mà vị nhạc sĩ tài hoa của âm nhạc Việt Nam qua đời. Sự ra đi của ông để lại nhiều luyến tiếc, khiến khán giả còn không dám tin và chỉ nghĩ đây là "lời nói dối" của ngày đầu tháng 4.
Để tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, cứ vào dịp này, nhiều đêm nhạc, sự kiện tri ân lại được tổ chức khắp từ Bắc vào Nam.
Ca sĩ Hồng Nhung, người đã từng phát hành tới 5 album và tổ chức 4 liveshow nhạc Trịnh, được ông ưu ái và khen ngợi thuở sinh thời. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết tặng Hồng Nhung 3 ca khúc: "Bống bồng ơi" (1993), "Bống không là Bống" (1994), "Thuở Bống là người" (1997). Cô từng cho biết: "Mỗi khi xin phép thay đổi một điều gì đó trong cách thể hiện tác phẩm, anh Sơn đều rất ủng hộ. Anh luôn nói hãy làm thế nào để hát đúng hơi thở của thời đại".
Hồng Nhung bên cạnh hát nhạc Trịnh theo hướng rất truyền thống, tôn trọng giai điệu và ca từ mộc mạc, trữ tình của cố nhạc sĩ, còn thử sức làm mới và đem đến những âm hưởng rất riêng.
Cách đây 1 tháng, vào đúng 0h ngày 28/02 (kỷ niệm 85 năm ngày sinh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), album “Bống là ai” được phát hành trên các nền tảng số, gồm 8 ca khúc. Trong đó, có một số bài tiêu biểu đã trở thành kinh điển là: Nhớ mùa thu Hà Nội, Như cánh vạc bay… Trước album này, cách đây một năm, ca sĩ Hồng Nhung đã thực hiện live concert “Bống là ai” với phong cách blue jazz tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Tối 30/3 vừa qua, Hồng Nhung cũng tham gia đêm nhạc "Nhớ Trịnh Công Sơn" cùng các nghệ sĩ: Cẩm Vân, Khắc Triệu, Nguyên Hà, Thu Ba, Minh Thu, Tuấn Dũng... tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Hồng Nhung một lòng luôn nhớ thương và kính trọng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cô tới viếng thăm thắp hương để tưởng nhớ 23 năm ngày mất của cố nhạc sĩ.
Bên cạnh đó, tại Hà Nội cũng sẽ diễn ra đêm nhạc "Như cánh vạc bay" (đặt theo tên một nhạc phẩm nổi tiếng của Trịnh Công Sơn) vào tối nay 1/4 tại Nhà hát Lớn, với sự tham gia của: Mỹ Linh, Ngọc Anh, Lưu Hương Giang, Nguyên Hà, Hà Lê...
Trong những sự kiện được tổ chức nhằm tưởng nhớ Trịnh Công Sơn tại Hà Nội vào dịp này, không thể không kể tới liveshow "Mưa hồng" của 2 nghệ sĩ: Hà Lê và Lê Duy Mạnh. Đêm nhạc đã diễn ra thành công vào tối 29/3, tại vùng núi Ba Vì, để lại nhiều dư âm cho khán giả.
Hà Lê từng diện vest cách điệu, đội mũ nồi, đọc rap và biến tấu giai điệu của Trịnh Công Sơn, theo cá tính mạnh mẽ và chất riêng của anh. Dù nhận về nhiều lời khen chê, nhưng anh không nản lòng và vẫn nuôi niềm đam mê với nhạc Trịnh. Còn Lê Duy Mạnh dùng cây kèn saxophone đã gắn bó và làm nên tên tuổi của mình, để chơi nhạc Trịnh một cách sâu lắng, nội lực và chậm rãi hơn.
Đây cũng là lần đầu tiên ca sĩ Hà Lê cùng nghệ sĩ saxophone Lê Duy Mạnh và các cộng sự trong ban nhạc, ekip tổ chức mặc cổ phục để thể hiện nhạc Trịnh. Các anh cho rằng mình là thế hệ trẻ đang tiếp nối, gìn giữ và quảng bá âm nhạc đẹp đẽ của Trịnh Công Sơn, cũng như các giá trị truyền thống đầy tự hào của dân tộc.
Còn tại TP.HCM, những người yêu mến Trịnh Công Sơn hẳn sẽ không quên được thông lệ hằng năm đó là "Đêm thao thức cùng Trịnh" trên mộ cố nhạc sĩ. Qua đó, người thân, bạn bè, khán giả yêu mến Trịnh Công Sơn sẽ tề tựu về Bảo tàng 3D ngôi nhà 47C Phạm Ngọc Thạch (tức 47C Duy Tân cũ) để hàn huyên, thắp nén nhang, sau đó sẽ viếng mộ nhạc sĩ tại nghĩa trang Gò Dưa, TP. Thủ Đức (TP. HCM).
Không đếm nổi số nghệ sĩ, giọng ca đã từng đến với nhạc Trịnh, thể hiện nhạc Trịnh theo những cách khác nhau. Dù có người yêu mến, có người phản đối, có người dè chừng, mỗi người có gu nghe nhạc và thưởng thức nhạc của Trịnh Công Sơn theo những cách rất riêng, nhưng điều đó chứng tỏ sự quan tâm lớn của khán giả Việt cho tài sản vô giá này.
Ngoài giữ gìn âm nhạc, ông Nguyễn Trung Trực, đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết để tưởng nhớ người anh thân thương, gia đình sẽ tập trung hoàn tất các hoạt động thiện nguyện.
Cụ thể, gia đình cố nhạc sĩ cho biết sẽ hoàn tất 3 điểm trường Trịnh Công Sơn cho con em đồng bào dân tộc tại huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) dự kiến kết thúc vào ngày 1/4. Hai điểm còn lại thuộc Buôn Ma Thuột và Blao (Lâm Đồng) dự kiến hoàn tất trong 2024-2025.
Ngoài ra còn có các chương trình mang áo ấm cho các em miền núi năm 2024 do gia đình Trịnh Công Sơn tài trợ tại Thừa Thiên Huế (Nam Đông/A Lưới Phú Lộc), Khe Sanh (Quảng Trị), Sapa, Điện Biên, Hà Giang, Sơn La.
Ngoài ra, "Nhóm nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc Trịnh Công Sơn" (gọi tắt là Nhóm nghiên cứu Trịnh Công Sơn) sẽ ra mắt vào ngày 1/4) dự kiến một số hoạt động như sau: Thực hiện series podcast về Trịnh Công Sơn trong chương trình podcast Bán nguyệt tâm thư khố; Đề án nghiên cứu “Trịnh Công Sơn qua tư liệu lưu trữ” cùng việc số hóa các tư liệu về Trịnh Công Sơn; Dịch thuật và ấn hành công trình khảo cứu Trịnh Công Sơn và tổ chức concert nhạc Trịnh tại một trường Đại học ở Việt Nam...
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0