Mỗi xã một sản phẩm ngày 4/12/2022
04/12/2022, 22:33
Tính đến cuối năm 2023, huyện Quốc Oai có 135 sản phẩm OCOP từ 3 đến 4 sao. Trong đó, sản phẩm tỏi đen mang thương hiệu Kochigold của công ty phát triển công nghệ Nhật Bản, sau khi đạt chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội, đã được người tiêu dùng ở trong và ngoài nước đón nhận.
Trong suy nghĩ của nhiều người Việt, hạt gạo là “hạt ngọc trời”. Tại Sóc Sơn, có một sản phẩm OCOP làm từ gạo nhưng không phải thức ăn mà lại là tác phẩm mỹ thuật.
Mây tre đan Phú Vinh (Chương Mỹ) không chỉ là một nghề truyền thống mà còn là niềm tự hào của người dân, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương. Qua bao thăng trầm lịch sử, làng nghề vẫn tồn tại và phát triển, ghi dấu ấn trên bản đồ các sản phẩm thủ công Việt Nam.
Các sản phẩm dược liệu từ Ba Vì được cải tiến và đạt chứng nhận OCOP 4 sao, nhờ vào việc ứng dụng khoa học vào các bài thuốc cổ truyền của người Dao.
Trên phố Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, có một thương hiệu bánh truyền thống ra đời với sự trân trọng, mong muốn lưu giữ và lan tỏa những nét tài hoa, hương vị kí ức của những món bánh dân tộc.
Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến vị ngon của mà còn quan tâm đến độ an toàn của thực phẩm. Nắm bắt tâm lý đó, thương hiệu chế biến thực phẩm Sạch Từ Tâm đã ra đời, với những sản phẩm chất lượng đạt OCOP 3 sao, 4 sao.
Hình ảnh đôi guốc mộc không chỉ đi vào thơ ca, mà với nhiều người, đó còn là ký ức đẹp như chuyện cổ tích trong lời kể của bà, của mẹ. Từ những câu chuyện đẹp đó, một nhà thiết kế đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay. Hãy cùng gặp gỡ chị Hoàng Ly Ly, người sáng lập dự án "Am Reborn - Tôi tái sinh", với mong muốn hồi sinh nghề làm guốc gỗ.
Nghề làm đặc sản từ Cốm đang mang lại ấm no cho rất nhiều người dân trên phố Hàng Than, quận Ba Đình. Đặc biệt, bánh Cốm Hàng Than đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở Hà Nội. Hãy cùng ghé thăm một cơ sở sản xuất trên con phố này để cùng tìm hiểu quy trình tạo nên thương hiệu nức tiếng của người Hà Nội.
Chế biến sau thu hoạch là khâu rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt là giá trị của các loại hoa quả vốn được trồng rất nhiều tại nước ta như cây chuối. Hãy cùng đến với cơ sở chế biến nông sản Phú Linh ở xã Tự Lập huyện Mê Linh để tìm hiểu về quy trình làm chuối sấy ở đây.
Mùa thu Hà Nội đang tới rất gần. Khi những cơn gió heo may nhè nhẹ thổi trên đường phố thì cũng là lúc những gánh hàng rong quen thuộc thơm phức hương cốm mới sẽ lại được bắt gặp ở khắp các ngóc ngách của Thủ Đô. Hãy cùng tới thăm một cơ sở sản xuất cốm ở làng cốm Mễ Trì Hà Nội để cùng tìm hiểu về những món ngon từ cốm và cách mà người ta tạo ra chúng nhé.
Không thanh mảnh như chiếc nón bài thơ xứ Huế, nón làng Chuông “3 tầng” dày dặn, cứng cáp mà vẫn thanh lịch, duyên dáng, đậm chất nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Hãy cùng đến với xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, nơi có làng nghề hơn 300 năm tuổi, để cùng tìm hiểu về chiếc nón làng Chuông nức tiếng.
Nem chua có nguồn gốc từ các vùng nông thôn Việt Nam, nơi người dân tận dụng thịt lợn và các nguyên liệu sẵn có để chế biến thành những món ăn độc đáo. Mỗi vùng miền lại có cách làm nem chua riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú cho ẩm thực Việt.
Hoài Đức có 114 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng, đạt OCOP 3 sao và 4 sao. Trong đó, công ty TNHH vải giày Thanh Cường đã có 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Nghề làm cốm ở làng Mễ Trì có từ khoảng đầu thế kỷ 20, tồn tại đến nay đã hơn trăm năm. Ngày nay, không chỉ chế biến cốm mộc, các nghệ nhân làng nghề đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo từ cốm.
Làm thế nào để hỗ trợ về đầu ra cho bà con, làm thế nào để ứng dụng được công nghệ vào chế biến nông sản, làm thế nào để giá trị sản phẩm được nâng cao? Đó là những điều mà các thành viên của HTX Sản xuất chế biến nông sản Yến Anh luôn trăn trở.
Thị trường hiện có một sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa kem và trái cây tươi với 100% nguyên liệu sạch tự nhiên, đó là kem hoa quả tươi Limu Paletas. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình tạo nên món kem đặc biệt này.
Hà Nội đang trong mùa sen tháng 6, giai đoạn cao điểm của những nghệ nhân làm trà sen tại Tây Hồ. Hãy cùng khám phá một loại trà sen đặc biệt, trà sen Bách Diệp - Son sen.
Nho hạ đen và một số loại nho xanh, với hương vị đậm, ngọt, giòn, được nhiều địa phương của Thủ đô chọn để xây dựng thành sản phẩm OCOP.
Chè kho là thức quà nổi tiếng của xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất món chè kho Bằng An - món ăn quen thuộc nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng.
Thạch Lam đã từng gọi cốm là “một thức quà riêng biệt của đất nước”. Với người Hà Nội, thức quà có thể tạo ra nhiều món ăn khác nhau ấy lại càng riêng hơn. Hãy cùng tới một cửa hàng bánh cốm nức danh ở Hàng Than để cùng tìm hiểu xem bánh cốm chuẩn vị xưa thì sẽ có gì đặc biệt.
Thời gian gần đây, sự xuất hiện của đèn nan tre hình hoa sen đã làm nên một sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo của Việt Nam, thể hiện sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống và sự sáng tạo hiện đại. Hãy cùng đến thăm xưởng sản xuất mây tre đan Levy Bamboo tại xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai để cùng tìm hiểu về quy trình tạo nên sản phẩm OCOP 3 của TP Hà Nội.
Với ưu thế là một thành phố có dân số đông và trẻ, Hà Nội được đánh giá là một trong những thị trường bánh ngọt có ưu thế cạnh tranh và tiềm năng phát triển lớn mạnh. Hãy cùng tới thăm một cơ sở sản xuất bánh ngọt uy tín trên địa bàn phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng để cùng tìm hiểu về qui trình tạo nên những sản phẩm bánh ngọt được người tiêu dùng ưa chuộng. Đó là Công ty TNHH bánh Tuấn Nghĩa.
Phú Xuyên là một huyện nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, được mọi người biết đến là “vùng đất trăm nghề” với rất nhiều làng nghề truyền thống, nổi tiếng đang phát triển mạnh mẽ. Trong đó, không thể không kể đến nghề làm gỗ mỹ nghệ. Hãy cùng ghé thăm một cơ sở sản xuất đồ gỗ ở Phú Xuyên với sản phẩm nổi bật là đũa gỗ khảm trai.
Làng nghề Kim Lan huyện Gia Lâm từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo như bình, lọ và các đồ gia dụng khác. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở những sản phẩm truyền thống, những người thợ, người nghệ nhân của làng nghề đã có những tìm tòi, thử nghiệm để cho ra đời những sản phẩm mới. Hãy cùng đến với làng nghề Kim Lan để tìm hiểu về những tác phẩm tranh gốm độc đáo.
Một làng nghề thuần Việt nhưng lại có truyền thống làm vest Tây suốt mấy chục năm. Nghe thì có vẻ lạ nhưng đó chính là những gì dùng để miêu tả làng nghề may Từ Vân - Phú Xuyên. Đó là một công ty may đã tiếp nối truyền thống của quê hương và sáng tạo nên rất nhiều sản phẩm mới với công nghệ hiện đại - Công ty Phú Thành Phát.
Làng Trát Cầu, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, là làng nghề sản xuất chăn ga gối đệm lớn nhất cả nước. Có tuổi đời hàng trăm năm, trải qua không ít thăng trầm, làng nghề Trát Cầu vẫn tồn tại và phát triển, khẳng định thương hiệu riêng.
Từ lâu, thị trấn Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội) đã nổi tiếng với thương hiệu Vịt Vân Đình. Giờ đây, trong danh sách món ăn từ vịt có thêm sản phẩm chả vịt. Chúng ta cùng đến cơ sở của anh Thuận, nơi sản xuất sản phẩm chả vịt Vân Đình Tiến Lộc Food.
Trà hoa vàng là một loại dược liệu quý chủ yếu có nguồn gốc tại Việt Nam. Khai thác thế mạnh của loại cây dược liệu này là hướng đi được nhiều cơ sở sản xuất, chủ thể OCOP tập trung phát triển. Trong đó, công ty TNHH An Xanh tại thôn Long Phú xã Hòa Thạch huyện Quốc Oai đang là một trong các cơ sở nổi bật chú tâm phát triển dòng sản phẩm trà hoa vàng và lá trà vàng đã đạt chứng nhận OCOP.
Được mệnh danh là 'nhà máy dinh dưỡng thu nhỏ', nấm là loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, thị trường nấm tiêu thụ trong nước lại đa số là nấm nhập khẩu. Với mong muốn nâng cao vị thế của cây nấm Việt, Công ty Thực phẩm Lý tưởng đã sáng tạo và phát triển rất nhiều các sản phẩm khác nhau từ những cây nấm Việt, đặc biệt là snack nấm. Hãy cùng 'Mỗi xã một sản phẩm' gặp gỡ chị Vũ Hoài Thu - người sáng lập thương hiệu để tìm hiểu về câu chuyện thú vị của những sản phẩm nấm nhé!
Sản phẩm bột sắn dây xứ đoài của Minh Khuê food không chỉ là thức uống mát lành được rất nhiều người Việt ưa chuộng, sử dụng thường xuyên. Đây là một trong những nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon đậm chất Việt và được xem như một vị thuốc quý. Sau khi được tham gia các lớp tập huấn, đào tạo về sản xuất thực phẩm an toàn; đặc biệt là được tham gia các chương trình quản trị doanh nghiệp do phòng kinh tế huyện tổ chức, Minh Khuê food đã xây dựng đồng bộ nhà xưởng, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP 4 sao huyện Hoài Đức.
Minh Khai được xem là cái nôi của nghề làm bún miến. Chỉ từ những loại nông sản quen thuộc như hạt gạo, củ dong, củ đót… người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều loại bún miến khác nhau để chinh phục thị trường ở cả trong và ngoài nước. Từ năm 2019 đến nay, làng nghề bún miến Minh Khai đã có rất nhiều sản phẩm được gắn sao OCOP của thành phố Hà Nội và trở thành thương hiệu uy tín trong lòng người tiêu dùng cả nước.
Nghề làm mộc đã có tại làng Thiết Úng, xã Vân Hà huyện Đông Anh từ hàng trăm năm qua. Trải qua thời gian, mỗi người thợ, người nghệ nhân Thiết Úng lại tìm cho mình một hướng đi riêng để duy trì và phát triển nghề truyền thống. Trong đó, có cơ sở sản xuất của nghệ nhân ưu tú Đỗ Văn Cường với những sản phẩm gỗ mỹ nghệ độc đáo.
Sơn mài là một trong các chất liệu hội họa thuần Việt nhất trong lịch sử, tiêu biểu cho nghề truyền thống ở nước ta. Nhắc đến sơn mài, là người ta thường nghĩ tới làng nghề Hạ Thái ở Thường Tín hay Đình Bảng ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, ở làng cổ Đường Lâm, cũng có một nghệ nhân được người dân yêu quý đặt cho biệt danh 'Phù thủy sơn mài' bởi những tác phẩm đẹp mắt và sáng tạo của mình. Đó là Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tấn Phát. Gần đây nhất, người nghệ nhân ấy đã cho ra mắt bộ sưu tập 1.000 tác phẩm mang hình tượng rồng để chào đón năm Giáp Thìn 2024.
Song Đạt Food là một trong những đơn vị sản xuất thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn khá lâu đời của Hà Nội. Với gần 20 sản phẩm được gắn sao OCOP của thành phố Hà Nội, các mặt hàng của Song Đạt luôn được người tiêu dùng tin tưởng và có mặt ở hầu khắp các hệ thống siêu thị lớn. Để hiểu rõ hơn về quy trình để tạo ra những sản phẩm OCOP uy tín và chất lượng mang thương hiệu Songdatfood, hãy cùng đi thăm nhà máy và trò chuyện với chị Dương Thị Bạch Mai - Tổng giám đốc của Songdatfood.
Dù mỗi nhà mỗi khác nhưng có một điều chắc chắn là mâm cỗ nào cũng phải có khoanh giò, khoanh chả thì mới chuẩn là truyền thống. Và nhắc đến giò chả thì người ta cũng hay nghĩ ngay tới giò chả Ước Lễ trứ danh ở huyện Thanh Oai. Nhưng bây giờ người dân không cần đi xa đến thế, vì ở ngay Hoàng Mai đã có một cơ sở sản xuất giò chả chuẩn Ước Lễ mang tên Xuân Hương với rất nhiều chứng nhận OCOP 4 sao.
Nhắc đến Chương Mỹ, người ta thường nhớ ngay tới một vùng bán sơn địa với núi, sông, đồng bãi, hồ, và hang động tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Không chỉ là nơi có nhiều địa danh đẹp để tham quan, mà Chương Mỹ còn có một đặc sản vô cùng nổi bật. Đó chính là ẩm thực với món nem phượng trứ danh.
Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết nguyên đán Giáp Thìn, cùng với thịt mỡ, dưa hành và các món ăn cổ truyền, thì Khoai lang kén là một món ăn vặt, cũng là món khai vị thơm ngon được rất nhiều trẻ em và cả người lớn yêu thích. Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu món Khoai lang kén Lục Hồng tại xã Thái Hoà, huyện Ba Vì, một sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao của thành phố Hà Nội.
Nhắc tới nghề đúc đồng, người ta thường hay nghĩ đến đúc đồng Ngũ Xã hay Đại Bái. Tuy nhiên, có một cơ sở đúc đồng khác tại xã Đại Áng huyện Thanh Trì, cũng đã có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, đó chính là đúc đồng Đại Áng. Vậy nghề đúc đồng tại đây có gì độc đáo?
Với mỗi người Việt Nam, hình ảnh đĩa giò, đĩa chả trên mâm cỗ ngày Tết đã trở nên rất quen thuộc và gắn bó từ xưa đến nay. Ngay giữa lòng Thủ đô, có một thương hiệu giò chả Ước Lễ đã tồn tại hơn 25 năm mà vẫn luôn nức tiếng vì sự thơm ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đó chính là giò chả Ước Lễ Thủy Hùng. Điều đặc biệt nào đã giúp thương hiệu này được công nhận danh hiệu nghệ nhân?
Những chiếc túi thêu tay đều được ra đời bằng nhiều tâm huyết của những người thợ lành nghề. Hãy cùng tìm hiểu về sự ra đời của những chiếc túi thêu tay cũng như nét độc đáo của nghề thêu tại Thường Tín.
Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết và hàng năm cứ đến khoảng thời gian này thì cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo Phương Soát ở phường Chương Dương - quận Hoàn Kiếm lại tất bật hơn bao giờ hết để kịp đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Bánh mứt kẹo Tết được làm từ một thương hiệu truyền thống gắn chặt với nếp sống và thói quen của từng người dân Thủ đô trong suốt hơn 30 năm qua và còn đạt được chứng nhận OCOP 4 sao của UBND Thành phố.
Thường được treo ở vị trí trung tâm, nổi bật nhất trên bàn thờ của nhiều gia đình Việt, hình ảnh bộ cuốn thư, câu đối gỗ từ lâu đã trở nên quen thuộc, mang rất nhiều ý nghĩa về phong thủy, tài lộc cho gia chủ. Nhưng để có thể làm nên một bộ cuốn thư đẹp và tinh xảo thì cần rất nhiều thời gian và công sức của những đôi tay nghệ nhân tài hoa, khéo léo. Mời quý vị cùng đến thăm làng nghề truyền thống Sơn Đồng - huyện Hoài Đức để cùng chiêm ngưỡng những tác phẩm được chế tác từ gỗ làm nên những sản phẩm tinh xảo này.
Nói đến Canh Nậu, Thạch Thất chúng ta sẽ nhớ ngay đến một nghề truyền thống là nghề mộc. Thời gian qua, hưởng ứng chương trình OCOP của TP Hà Nội và của huyện Thạch Thất thì Canh Nậu cũng đã có 3 chủ thể có rất nhiều sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Và hôm nay trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm của Đài PT-TH Hà Nội, chúng ta sẽ cùng đến Canh Nậu để tìm hiểu về những sản phẩm này.
Nấm và nấm đông trùng hạ thảo là thực phẩm bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trên địa bàn thành phố hiện có nhiều cơ sở trồng nấm và nấm đông trùng hạ thảo. Mời quí vị và các bạn cùng đến với một cơ sở trồng nấm đông trùng hạ thảo với các sản phẩm được đánh giá 4 sao của chương trình OCOP tại xã Sài Sơn huyện Quốc Oai.
Trong những năm trở lại đây, thú chơi cây cảnh ngày càng được nhiều người yêu thích. Những cây hoa giấy đầy màu sắc hay những chậu bon sai có dáng, thế thú vị được nhiều người chọn lựa. Nắm bắt được xu hướng của thị trường, HTX Nông nghiệp Trung Mầu, xã Trung Mầu, Gia Lâm đã đẩy mạnh phát triển lĩnh vực trồng và chăm sóc cây cảnh, đạt được nhiều chứng nhận OCOP của thành phố.
Có một làng nghề ở ngoại thành Hà Nội, nơi mà nắng nóng càng gay gắt thì người dân mới càng thấy vui, đó chính là làng nghề Bún Miến Minh Khai ở huyện Hoài Đức. Bởi lẽ nắng càng lớn thì bún miến sẽ càng nhanh khô và càng thơm ngon hơn. Với phương châm sáng tạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đồng thời đề cao chất lượng hơn số lượng, Bún Miến Minh Khai ngày càng được lòng người tiêu dùng nhờ các chứng nhận OCOP uy tín.
Mô hình sản xuất rau hữu cơ Vinh Hà đang là một điểm sáng của kinh tế phát triển nông nghiệp ở Phú Xuyên. Mô hình này đang có rất nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, và nó không chỉ thay đổi tư duy sản xuất truyền thống của bà con nông dân, tạo ra những liên kết để kết nối sản phẩm với các doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao đời sống của người dân tại đây.
0