Món ngon từ khoai sọ tốt cho sức khỏe
Trong các sách thuốc của Đông y, khoai sọ thường gọi là dụ nãi, dụ đầu, dụ căn... Tên khoa học là Colocasia antiquorum Schott., (Colocasia esculenta (L.) Schott, thuộc họ Ráy (Araceae).
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng vitamin C và B6 dồi dào trong khoai sọ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Khoai sọ chứa nhiều kali giúp kiểm soát huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày giúp làm nhuận tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Khoai sọ còn chứa omega-3 và 6 rất tốt cho tim mạch, ngăn ngừa bệnh tật.
Những tác dụng của khoai sọ đối với sức khỏe
Tốt cho tim mạch
Khoai sọ là nguồn cung cấp Kali - chất khoáng quan trọng với tế bào và chất dịch trong cơ thể. Bằng cách phá vỡ lượng muối dư thừa, Kali có thể kiểm soát và làm giảm huyết áp, từ đó góp phần ổn định nhịp tim và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Không chỉ vậy, hàm lượng chất xơ chứa trong loại củ này còn tác dụng giảm Cholesterol - một yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch, mạch vành. Do đó, thành mạch máu sẽ không bị xơ vữa, tắc nghẽn nên trái tim sẽ luôn hoạt động khỏe mạnh. Ngoài ra, tinh bột kháng của khoai sọ cũng mang đến nhiều lợi ích như: tăng độ nhạy của Insulin trong cơ thể, giảm dự trữ chất béo, giảm phản ứng Insulinemia,…
Cải thiện hệ tiêu hóa
Cải thiện hệ tiêu hóa là lợi ích của khoai sọ mà bạn không nên bỏ qua, nhất là với những người đang bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơn. Trong thành phần của loại củ này chứa tới 27% chất xơ nên được phân giải và hấp thụ hoàn toàn. Bạn có thể điều trị chứng táo bón, giúp nhuận tràng hơn bằng khoai sọ.
Tăng lưu thông máu
Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều sắt và đồng, là những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu. Bên cạnh việc tăng cường lưu thông máu, chúng còn đẩy mạnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể. Vì vậy, khi bị thiếu máu bạn nên thêm vào thực đơn của mình những món ăn chế biến từ khoai sọ.
Tăng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư
Tăng sức đề kháng là lợi ích của khoai sọ mang lại, nên nếu ăn thường xuyên bạn sẽ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư. Hàm lượng lớn vitamin C chứa trong củ là chất chống oxy hóa, tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của gốc tự do. Đặc biệt, khoai sọ còn chứa Cryptoxanthin là chất giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư phổ, ung thư vòm họng.
Hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận
Hàm lượng vitamin và photo chứa trong khoai sọ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận. Do đó, người bệnh nên sử dụng loại thực phẩm này để chế biến thành nhiều món ăn như canh khoai sọ nấu thịt, cháo khoai sọ… Tuy nhiên trong quá trình nêm nếm, bạn nên bỏ giảm bớt lượng muối.
Ngăn ngừa suy nhược
Khoai sọ là loại thực phẩm chứa nhiều Gluxit, cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh hoạt động. Do đó những người mới ốm dậy, người gầy, người có dấu hiệu suy nhược cơ thể nên bổ sung khoai sọ vào các bữa ăn.
Một số món ăn bài thuốc từ khoai sọ
Bài viết của BS. Hoàng Xuân Đại trên Báo Sức khỏe & Đời sống hướng dẫn cách chế biến một số món ăn, bài thuốc từ khoai sọ như sau:
- Canh cua khoai sọ: cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút một mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền hai đến ba ngày. Món này tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ.
- Xương lợn hầm khoai sọ: khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước gia vị, đun nhỏ lửa trong hai giờ, cho ăn ngày hai lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Món ngày dùng cho người bị nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
- Thông hầu họng kháng độc: khoai sọ 15-20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc trong hai giờ, gạn lấy nước trong cho uống ngày một lần. Uống liên tục 60 ngày. Dùng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
- Chữa tiêu chảy, lỵ: lá khoai sọ 30g, củ cà rốt 30g, tỏi vài nhánh. Sắc uống.
- Chữa mề đay: Bẹ lá khoai sọ 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống.
- Chữa yết hầu sưng đau: Khoai sọ 20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc uống ngày một lần. Uống liền hai đến ba tháng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
Những lưu ý khi sử dụng khoai sọ
- Khoai sọ làm thuốc dùng củ con tác dụng tốt hơn củ cái.
- Thuốc từ khoai sọ làm xong, phải dùng ngay trong ngày mới có tác dụng.
- Dược tính tự nhiên của khoai sọ cần nhiều thời gian hơn, do đó người bệnh cần kiên trì trong suốt quá trình chữa bệnh.
- Với người dễ bị dị ứng khoai sọ, trước khi gọt vỏ, không rửa khoai sọ với nước, có thể sử dụng găng tay thực phẩm để làm sạch.
- Người mắc chứng tiểu đường không nên ăn khoai sọ, vì khoai sọ chứa hàm lượng tinh bột cao, nên khi ăn vào cơ thể tinh bột này sẽ được chuyển hóa thành đường.
Tổng hợp
Cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, thời gian qua, các cơ sở giáo dục, nhất là cấp tiểu học và mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn quan tâm đến vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm các bữa ăn bán trú cho học sinh.
Workshop dành riêng cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi phát triển chiều cao, cân nặng để giải đáp về "giảm nguy cơ béo phì và thấp còi cho trẻ" đã diễn ra tại Triển lãm giáo dục quốc tế Vietedu fair 2024.
Để học sinh được thụ hưởng bữa ăn đảm bảo chất lượng, tạo sự yên tâm cho phụ huynh, việc cung cấp bữa ăn hợp lý với đầy đủ dinh dưỡng là vấn đề cần thiết của các bếp ăn ở trường học.
Sáng nay (18/9), Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường" đã được tổ chức nhằm đưa ra vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.
Theo ước tính, lượng sữa mẹ tổn thất mỗi năm ở Việt Nam lên tới 249,3 triệu lít do thiếu những hỗ trợ thích đáng để mọi người mẹ có thể nuôi con bằng sữa mẹ.
Trong mỗi sản phẩm TH true Yogurt Probiotics 85ml có chứa tới 18 tỉ lợi khuẩn, nên đây là một thức uống bổ sung, củng cố hệ vi sinh vật đường ruột.
0