Moscow sẽ đưa Taliban ra khỏi danh sách khủng bố

Các quan chức Nga cho biết Taliban, lực lượng đang nắm quyền tại Afghanistan, có thể trở thành đối tác trong cuộc chiến chống ISIS.

Moscow sẽ đưa Taliban ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố, ông Zamir Kabulov, đặc phái viên của tổng thống Nga tại Afghanistan, nói với các nhà báo hôm 4/10. Sự thay đổi này cũng đã được ông Aleksandr Bortnikov, người đứng đầu Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), cơ quan chịu trách nhiệm chống lại các mối đe dọa khủng bố, xác nhận.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov và quyền Bộ trưởng Ngoại giao Taliban, Amir Khan Muttaqi, tại Moscow, ngày 4/10/2024.

Nga là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ với Taliban sau khi lực lượng này nắm quyền ở Afghanistan vào năm 2021.

Vào tháng 5, đặc phái viên của Tổng thống Nga tại Afghanistan Kabulov từng tuyên bố rằng Taliban “chắc chắn không phải là kẻ thù của chúng ta”. Phát biểu với các phóng viên hôm 4/10, nhà ngoại giao cấp cao của Nga thông báo Bộ Ngoại giao nước này và FSB đang làm việc với các cơ quan chính phủ khác để chính thức đưa Taliban ra khỏi danh sách khủng bố quốc gia.

“Một quyết định cơ bản về vấn đề này đã được giới lãnh đạo Nga đưa ra”, ông nói và cho biết thêm rằng tất cả các thủ tục pháp lý cần phải được cho phép. Ông Kabulov cũng cho biết điều này sẽ đòi hỏi “công việc tỉ mỉ của các luật sư, quốc hội và các cơ quan nhà nước khác”. Ông bày tỏ hy vọng rằng “quyết định cuối cùng sẽ được công bố trong tương lai gần”.

Đoàn đại biểu Taliban dự hội thảo quốc tế về Afghanistan tại Moscow vào tháng 3. Ảnh: Reuters

Cùng ngày, người đứng đầu FSB cho biết Moscow đang hoàn tất việc xóa Taliban khỏi danh sách đen. Theo ông Bortnikov, động thái này sẽ mở đường cho sự hợp tác với nhóm này, bao gồm cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và ISIS-K, một nhánh khu vực của Nhà nước Hồi giáo (IS, trước đây là ISIS). ISIS-K đã nhận trách nhiệm về một số vụ tấn công ở Nga trong năm nay, bao gồm vụ tấn công vào một phòng hòa nhạc ở ngoại ô Moscow vào tháng 3 khiến 145 người thiệt mạng.

Nga đã đưa Taliban vào danh sách đen vào năm 2003. Vào thời điểm đó, chính quyền Nga cho biết nhóm này có liên quan đến một cuộc nổi loạn của người Hồi giáo ở Bắc Kavkaz và đã thực hiện vụ cướp một máy bay dân sự của Nga vào năm 1995.

Tuy vậy, thái độ của Moscow với Taliban đã thay đổi tích cực theo thời gian. Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 7 nói rằng Taliban đang kiểm soát Afghanistan trên thực tế. “Theo nghĩa này, Taliban là đồng minh của chúng ta trong cuộc chiến chống khủng bố”, ông Putin tuyên bố, đồng thời nói thêm rằng Moscow đã nhận được “tín hiệu chắc chắn” rằng nhóm này đã sẵn sàng hợp tác.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov hồi tháng 6 cho biết Nga sẽ không công nhận chính quyền Taliban cho đến khi họ đáp ứng một số điều kiện, bao gồm cam kết chống buôn bán ma túy và khủng bố, cũng như “việc Afghanistan tôn trọng các quyền cơ bản của tất cả các quốc gia”./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 4/11 tuyên bố đã hạ sát hàng loạt chỉ huy Hezbollah ở Syria và Liban, bao gồm cả lãnh đạo tình báo và một số chỉ huy cấp cao khác.

Theo thông báo từ Quân đội Hàn Quốc, vào rạng sáng 5/11, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo về phía Biển Nhật Bản.

Ngày 5/11, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để bầu người đứng đầu đất nước trong vòng 4 năm tới. Trong ngày hôm qua, cả hai ứng viên tổng thống đều dồn sức cho những nỗ lực vận động cử tri ở các bang chiến trường.

Các mối đe dọa can thiệp vào chính trường Mỹ trước cuộc bầu cử đang gia tăng cả về cường độ và mức độ, đúng như dự báo của các quan chức tình báo và các nhà phân tích an ninh. Các quan chức an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo rằng các mối đe dọa này tiềm ẩn nguy cơ kích động các cuộc biểu tình bạo lực sau ngày bầu cử 5/11.

Ngày 4/11, Chính phủ Tây Ban Nha cho biết đang triển khai tổng cộng 7.500 binh sĩ đến khu vực phía Đông bị lũ lụt tàn phá.

Cơ quan Liên hợp quốc và các chuyên gia cho biết, hồ Ohrid, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận, đang có nguy cơ bị ô nhiễm. Nguyên nhân được cho là bởi đánh bắt quá mức và tình trạng phát triển đô thị.