Một bệnh nhi tử vong do bệnh sởi tại Bình Dương

Ngày 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chính thức phản hồi về ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, đồng thời khẳng định, địa phương đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây là một trường hợp đáng tiếc, nhưng cũng là lời cảnh báo người dân không nên chủ quan với bệnh sởi.

Ca tử vong là một bé gái 13 tháng tuổi ở huyện Phú Giáo. Dù bé đã được tiêm đủ hai liều vaccine phòng bệnh sởi nhưng bệnh vẫn diễn tiến nặng dẫn đến tử vong ngày 11/11 do các biến chứng như: suy gan cấp, viêm phổi và sốc nhiễm trùng. Sau sự việc, ngành Y tế đã điều tra dịch tễ, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần và khuyến cáo người dân cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng.

Để ứng phó với tình hình, theo Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Huỳnh Minh Chín, ngành Y tế đang đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm vaccine. "Tiêm phòng không chỉ bảo vệ trẻ em mà còn giúp giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và giảm áp lực cho hệ thống y tế" - ông Huỳnh Minh Chín nhấn mạnh.

Ngoài việc tuyên truyền, Bình Dương đang triển khai đồng loạt các hoạt động như: tổ chức tiêm vét vaccine tại trường học và cộng đồng, tập trung vào các nhóm trẻ chưa tiêm đủ mũi hoặc chưa tiêm phòng bệnh. Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch tễ, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao.

Đến nay, số trẻ từ 1 - 10 tuổi trên địa bàn tỉnh đã được tiêm vaccine phòng sởi - rubella đạt tỷ lệ hơn 90%. Đáng chú ý, điểm mới trong cách ứng phó của tỉnh là đưa ra các kịch bản linh hoạt hơn để sẵn sàng đối phó nếu dịch bùng phát trên diện rộng. Các cơ sở y tế địa phương đã được yêu cầu chuẩn bị nhân lực và vật tư y tế, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý kịp thời các ca nghi ngờ hoặc biến chứng nặng do sởi.

Dù đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, tình hình thực tế tại Bình Dương cho thấy, dịch sởi vẫn là thách thức lớn trong công tác y tế dự phòng. Ngành Y tế kêu gọi sự chung tay của toàn cộng đồng, từ việc tuân thủ các khuyến nghị phòng bệnh đến việc nâng cao nhận thức để cùng bảo vệ sức khỏe trẻ em và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch trên diện rộng.

Bình Dương hiện thuộc nhóm 11 tỉnh, thành phố có số ca mắc và nghi ngờ bệnh sởi cao nhất cả nước. Trung bình mỗi tuần, địa phương ghi nhận hơn 40 ca dương tính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tính từ đầu năm, trong đó TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong.

Ngày 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chính thức phản hồi về ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, đồng thời khẳng định, địa phương đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây là một trường hợp đáng tiếc, nhưng cũng là lời cảnh báo người dân không nên chủ quan với bệnh sởi.

Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.

Ngày 27/11, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 tổ chức lấy 7 mô tạng gồm tim, gan, phổi, 2 thận, 2 giác mạc từ người hiến chết não, đồng thời thực hiện chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện Quân y 103. Đây cũng là lần thứ ba Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ Bệnh viện Quân y 103 theo hợp đồng chuyển giao kỹ thuật ghép gan năm 2024.

Đại diện Cục Y tế dự phòng nhận định, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm cơ bản vẫn được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh dự phòng bằng vaccine lại ghi nhận số ca mắc tăng cao, nhất là sởi tăng hơn 111 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến trưa 28/11, Bệnh viện Vũng Tàu và Trung tâm Y tế Vietsovpetro tiếp nhận 291 trường hợp nghi ngộ độc thực phẩm, đến nay đã cho về nhà 140 ca, còn 151 đang điều trị tại bệnh viện.