Một Hà Nội đầy sắc thái của ngày cuối năm

Ngày cuối năm, không khí Tết lan tỏa mọi nẻo đường, tuyến phố Thủ đô. Người Hà Nội hối hả đi sắm Tết, thảnh thơi dạo phố tận hưởng những phút giây thư thái, đón chào một năm mới trong niềm hân hoan, đầy hứng khởi.
Sáng 21/1 (tức 30 Tết), mọi khu chợ của Thủ đô đều tấp nập, nhộn nhịp. Người Hà Nội ai cũng hối hả đi sắm Tết để chuẩn cho mâm cỗ Tết, dâng lên tổ tiên, cầu mong một năm mới bình an và hạnh phúc.  
Những bó mùi già được các bà, các mẹ tìm mua cho gia đình mình. Bởi theo quan niệm, tắm lá mùi già vào cuối năm sẽ gột rửa được những ưu phiền trong năm cũ, sẵn sàng chào đón những điều tốt đẹp khi Xuân đến.
Chợ hoa đầu mối Tây Tựu đông nghịt người từ đêm tới sáng. Lượng người đổ về đây mua hoa quá nhiều khiến nhiều tuyến đường lân cận trở nên tắc nghẽn. 
Những cành đào được người dân lựa chọn kỹ lưỡng để trang trí cho gia đình mình trong dịp Tết.
Chị Nguyễn Thị Thịnh (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cười hớn hở khi xe hoa của mình hết sớm. Chị chia sẻ, lâu lắm rồi mới bán hoa đắt hàng và được giá đến vậy. 
Ngày cuối năm, giao thông Hà Nội cũng trở nên dễ chịu, thông thoáng hơn. Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh bình yên, không còn cảnh tắc đường, còi xe inh ỏi như mọi ngày.
Người dân thảnh thơi đi sắm Tết, tạo nên một khung cảnh rất đỗi bình yên.
"Biết mấy đứa cháu rất thích bóng nên tôi ra phố tìm mua mấy quả bóng hình con mèo về tặng các cháu, chắc chúng nó sẽ vui lắm", bác Vũ Minh Thu (phải) ở phố Tố Hữu hồ hởi nói.
Khắp Thủ đô, đâu đâu cũng rợp bóng cờ đỏ sao vàng chào đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Không khí Tết như đã tràn ngập phố phường, đâu đâu cũng thấy muôn sắc hoa theo những chuyến xe về với mọi nhà.
Không chỉ riêng phái đẹp, các đấng mày râu cũng tranh thủ đi "make-up", đón Xuân mới trong diện mạo mới.
Sáng 30 Tết, nhu cầu rửa xe ô tô, xe máy ở Hà Nội tăng đột biến. Nhiều cửa hàng rửa xe tăng giá gấp 3 lần ngày thường nhưng vẫn khách vẫn xếp hàng chờ đến lượt.

Anh Nam (Khu tập thể E2 Thành Công) cho biết: "Ngày thường tôi rửa xe chỉ mất 20.000, hôm nay phải trả 50.000 đồng nhưng vẫn vui vì tâm lý năm mới cái gì cũng phải sạch sẽ".
Hà Nội ngày cuối cùng của năm bình dị, gẫn gũi đến lạ kỳ. Nhiều người tản bộ quanh Hồ Gươm đơn giản chỉ để được cảm nhận sự thay đổi của đất trời trước thềm năm mới.
Trên phố Tạ Hiện, các bạn trẻ xúng xính áo quần chụp cho mình những bức ảnh thật đẹp.
Sáng 30 Tết, thời tiết Hà Nội trở lại có nắng sau nhiều ngày đón không khí lạnh. Nhiều gia đình đưa nhau đi dạo, chụp ảnh lưu lại những khoảnh khắc bên nhau đầy ý nghĩa, khép lại một năm cũ với bao chuyện đã qua đi để đón chào một năm mới với những niềm vui mới đang chờ đón.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Xuất phát từ tình yêu với những họa tiết cổ truyền và ký ức về những chiếc áo bông thời thơ ấu, nhà thiết kế Trịnh Bích Thuỷ đã đem câu chuyện của mình vào các thiết kế áo bông mang âm hưởng đương đại.

Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.

Gìn giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch... trong đời sống đương đại là trăn trở chung của những người làm nghề. Đáng mừng là giờ đây, các loại hình nghệ thuật truyền thống đã có lớp nghệ sĩ mới tài năng, kiên định với sứ mệnh gìn giữ tinh hoa dân tộc, trong đó có NSƯT Lộc Huyền, Trưởng đoàn nghệ thuật thể nghiệm - Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Là một trong những nhà thiết kế theo đuổi con đường nhung, lụa thêu tay, nhà thiết kế Nguyễn Thơ Thơ đã dành nhiều tâm huyết để đưa chất liệu nhung, lụa Việt Nam lên một nấc thang mới. Hành trình ghi dấu phong cách riêng của mình trong làng thời trang Việt của cô gái trẻ là cả một sự nỗ lực để hồi sinh, đưa những sản phẩm nhung lụa thêu tay truyền thống đến gần với đời sống đương đại.