Một người tử vong do ngộ độc tiết canh dê
Đây là thông tin mới nhất mà phóng viên Đài Hà Nội đã trao đổi với PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai vào sáng ngày 7/5.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị đã tiếp nhận 10 bệnh nhân bị ngộ độc tiết canh dê, trong đó có một bệnh nhân đa bệnh nền và cộng thêm ngộ độc tiết canh nên đã tử vong. Sau hai ngày điều trị tích cực, 9 bệnh nhân còn lại trong đó có bệnh nhân 13 tuổi sức khỏe đều ổn định. Đến chiều nay, 8 bệnh nhân sẽ xuất viện và chỉ còn một bệnh nhân 13 tuổi cũng sẽ được ra viện trong ngày 8/5.
Các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai xác định nguyên nhân ban đầu cả 10 bệnh nhân nhập viện là do ngộ độc thực phẩm. Đơn vị đã gửi các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân vi khuẩn gây nên ngộ độc thực phẩm.
PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: "Ban đầu ghi nhận là do ngộ độc thực phẩm từ các nhóm vi khuẩn như nhóm vi khuẩn độc tố của tụ cầu. Tuy nhiên, chúng tôi phải đợi thêm 1-2 ngày nữa mới có kết quả nuôi cấy để chấn đoán xác định".
Qua những hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm tại các tỉnh, thành vừa qua, PGS.TS. Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai lưu ý, người dân cần tránh ăn các thực phẩm không rõ nguồn gốc, không ăn tiết canh, ăn gỏi, đồ tái sống nhất là mùa hè nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu. Đáng lưu ý thời gian qua, nhiều cơ sở y tế liên tục tiếp nhận các ca bệnh nặng, nguy kịch do nhiễm liên cầu khuẩn sau khi ăn tiết canh, lòng lợn hoặc chế biến thịt lợn. Ngoài ra các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân tuyệt đối không ăn các món ăn tái sống, đặc biệt là tiết canh.
Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
0