Một số điều cần lưu ý khi ăn quả na
Thành phần dinh dưỡng có trong quả na
Quả na rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần trong 1 ngày, vì vậy rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Quả na chứa tới 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt na bao gồm: Năng lượng: 64kcal; nước: 82,5g; protein: 1,6g; gluxit: 14,5g; xenluloza: 0,8g; canxi: 35mg; phốt pho: 45mg; vitamin C: 36mg.
Tác dụng của quả na với sức khỏe
Nhờ thành phần dinh dưỡng dồi dào, quả na có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe:
Tăng cường sức đề kháng
Trong quả na chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có nguồn gốc tự nhiên. Ăn quả na chín giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, nhất là những bệnh truyền nhiễm, gốc tự do gây hại cho tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Tốt cho tim mạch
Các thành phần trong quả na chín có khả năng cân bằng natri và kali tác dụng tốt trong quá trình điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả na chín cũng có tác dụng mạnh mẽ với việc ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do, ngăn chặn cholesterol gây hại, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh. Chúng đều có tác dụng tốt đến hệ trái tim, cải thiện chức năng hoạt động của hệ tim mạch.
Tốt cho đường ruột
Trong quả na cũng chứa hàm lượng chất xơ cao. Ăn na thường xuyên sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả. Chất xơ trong quả na chín còn có tác dụng giảm cholesterol trong máu, chống lại các tế bào ung thư hình thành trong ruột già, bảo vệ niêm mạc ruột khỏe mạnh.
Chống bệnh ung thư
Quả na chứa các hợp chất chống oxy hóa như: polyphenol, asimicin và bullatacinare... Các chất này có lợi ích tuyệt vời trong quá trình chống hình thành gốc tự do, chống lại sự phát triển của các tế bào gây ung thư, bảo vệ sức khỏe.
Có nhiều lợi ích cho đôi mắt
Trong quả na chín cũng chứa hàm lượng vitamin A, C, riboflavin, vitamin B2 khá nhiều. Đây là những chất vô cùng quan trọng tham gia vào quá trình bảo vệ sức khỏe đôi mắt, cải thiện tầm nhìn, giúp đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh.
Một số điều cần lưu ý khi ăn quả na
- Hạn chế ăn na đối với những người cơ địa nóng, thường xuyên bị mọc mụn, táo bón.
- Hạn chế ăn đối với người bị tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ mang thai có tiền sử bệnh tiểu đường vì trong na có hàm lượng đường tương đối cao.
- Hạt na có thể được dùng để làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao. Vì vậy khi ăn nên cẩn thận. Nếu sơ ý nuốt phải nguyên hạt thì không sao vì hạt na có vỏ dày và cứng bao bọc, còn nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể.
- Không ăn những quả na vỏ có nhiều vẩy trắng, nhiều vết nứt nẻ, ở các vết đó có dấu hiệu chảy nước. Hoặc những quả mắt thâm đen, cứng, khi ăn cần cảnh giác có giòi.
- Chỉ ăn quả na khi quả đã chín mềm, quả na chưa chín thường chát, không tốt cho tiêu hóa.
- Khi chọn mua na, nên chọn quả mắt đều, đẹp, tránh chọn quả nứt vì dễ bị thối hỏng, vi khuẩn đã xâm nhập vào bên trong.
Tổng hợp
Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.
Sáng 7/10, tại Cung thể thao Quần Ngựa, hàng trăm mẹ bầu tại Hà Nội đã tham gia đồng diễn yoga với mong muốn truyền cảm hứng về một thai kỳ khỏe mạnh.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra sau mưa lũ gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
Giải mã gen là một trong những phương pháp hiệu quả để hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư và đột quỵ - thông tin được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.
Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.
Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
0