Một số dự án lấn biển tại Quảng Ninh

Trước thông tin về việc Công ty TNHH Đỗ Gia Capital đang thi công dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long, Quảng Ninh làm biệt thự, nhà liền kề, gây bức xúc; dư luận đang hướng sự quan tâm chú ý đến những dự án trước đây cũng từng lấn biển và đưa vào hoạt động trong thời gian qua.

Tại thành phố Hạ Long, dự án khu đô thị Halong Marina của BIM Group có tổng diện tích 248ha. Tuy nhiên, phần lớn diện tích dự án này được hình thành từ năm 2000 bằng việc san lấp. Hiện giá BĐS tại đây đang được rao bán trong khoảng 60 - 136,01 triệu/m² tùy vị trí.

Nằm không xa dự án Halong Marina của BIM Group, dự án nghỉ dưỡng Tuần Châu Hạ Long của Vivaland, tọa lạc tại bờ biển Đông Nam của Đảo Tuần Châu, thuộc phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long cũng có quy mô lên tới hơn 1.000ha.

Bên cạnh đó, tại huyện Vân Đồn, dự án khu đô thị Phương Đông cũng là dự án khu phức hợp trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở giáp biển có quy mô lớn với diện tích 178ha. Giá đất nền tại đây đang được rao bán trong khoảng từ 26-52 triệu đồng/m2. Vào đầu năm 2020, chủ đầu tư dự án khu đô thị Phương Đông đã ngang nhiên đổ hàng chục nghìn khối đất đá lấn chiếm vịnh Bái Tử Long. Ngay sau khi phát hiện sự việc, UBND huyện Vân Đồn đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 100 triệu đồng vì hành vi lấn, chiếm, san lấp mặt bằng trên diện tích đất nằm ngoài ranh giới đã được giao đất của công ty này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.