Một số lưu ý khi sử dụng kem chống muỗi cho trẻ

Việc sử dụng kem chống muỗi cho bé đã và đang là phương án tối ưu giúp phòng chống và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra. Tuy nhiên, một số thành phần có trong kem chống muỗi có thể không an toàn đối với trẻ. Do đó, cha mẹ nên cẩn thận khi lựa chọn kem chống muỗi cho bé.

Một số tác dụng phụ trẻ có thể gặp phải khi dùng kem chống muỗi

Các loại kem chống muỗi dành cho trẻ trên thị trường đã được cấp phép thường an toàn đối với trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ không mong muốn như:

- Kích ứng da: Nếu trẻ thường xuyên sử dụng kem chống muỗi và được thoa lại nhiều lần trong ngày. Điều này có thể gây ra một số kích ứng ở da cho trẻ như da đỏ rát, bong vảy, sưng nề, xuất hiện các mụn nhỏ li ti,... Với những trẻ bị viêm da cơ địa có thể làm cho triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Khi sử dụng những loại bình xịt thuốc chống muỗi vào vị trí vùng mặt và cổ, thuốc xịt có thể lẫn vào không khí và dễ dàng xâm nhập qua đường hô hấp, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Đặc biệt, những trẻ bị dị ứng với một số thành phần trong kem chống muỗi có thể gặp phản ứng nghiêm trọng hơn.

- Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất: Nếu thoa kem chống muỗi lên những vùng da hở, điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm hóa chất vào trong cơ thể.

Một số trẻ có thể bị kích ứng da với kem chống muỗi.

Điều cần biết trước khi chọn kem bôi muỗi đốt cho bé

Một số loại kem bôi muỗi đốt được bán ở hiệu thuốc sẽ giúp giảm ngứa cho trẻ, tuy nhiên bố mẹ nên chú ý về tác dụng phụ khi sử dụng cho bé. Nên chú ý đọc thành phần sản phẩm để lựa chọn loại giảm ngứa, trị thâm hiệu quả mà an toàn cho bé. Một số loại kem bôi vết muỗi như:

Kem hydrocortisone

Kem bôi ngoài da hydrocortisone có thể điều trị được nhiều tình trạng da khác nhau ngoài vết muỗi đốt. Kem có thể dùng cho người bị bệnh chàm.

Đây là một loại corticosteroid, một nhóm thuốc có tác dụng giảm viêm hiệu quả trên da. Chính vì thể, bôi các loại kem có thành phần này trên vết muỗi đốt có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng. Loại kem bôi có dạng thuốc mỡ, kem với các nồng độ khác nhau.

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì các bác sĩ thường không khuyên dùng các loại thuốc hoặc kem có chứa corticoid. Bởi chúng có tác dụng phụ gây ảnh hưởng về xương, khớp như loãng xương teo cơ. Đối với trẻ nhỏ, sử dụng corticoid kéo dài cũng có thể dẫn tới hội chứng cushing gây chậm phát triển ở trẻ nhỏ hết sức nguy hiểm.

Thực tế, nếu cha mẹ muốn dùng loại kem có thành phần này bôi muỗi đốt cho bé thì nên đọc kĩ liều dùng khuyến cáo cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Dùng kem bôi muỗi đốt có thể giúp giảm ngứa cho bé.

Kem chứa thuốc kháng histamine

Thuốc kháng histamine có thể điều trị dị ứng và giúp giảm ngứa vết côn trùng đốt. Chúng giúp ngăn chặn các thụ thể histamine để ngăn chặn phản ứng trên da như viêm do muỗi đốt.

Chúng cũng giúp giảm ngứa và sưng tấy sau khi bị côn trùng cắn và có cả dạng kem. Một số loại kem bôi muỗi đốt chứa chất kháng histamine.

Kem bôi thảo dược

Một lựa chọn an toàn hơn dành cho mẹ khi bé bị muỗi đốt chính là sử dụng kem bôi thảo dược cho bé. Mẹ có thể lựa chọn các loại kem bôi có chứa các thành phần có tác dụng giảm ngứa tiêu viêm đã được sử dụng nhiều trong dân gian như: lá trầu không, lô hội, trà xanh,…

Vì thành phần hoàn toàn từ tự nhiên nên kem bôi có thể sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ có thể bôi cho bé từ 1 – 3 lần vào vết muỗi đốt cho tới khi hết hẳn triệu chứng.

Tuy nhiên, da trẻ cũng khá nhạy cảm nên mẹ nên bôi thử trên vùng da nhỏ cho bé trước khi bôi ra các vùng da khác để thử dị ứng.

Lưu ý khi sử dụng kem chống muỗi cho trẻ

Sử dụng kem chống muỗi không đơn giản như chúng ta nghĩ. Để phòng ngừa muỗi đốt cho trẻ cũng như không gây hại tới sức khỏe của trẻ, khi sử dụng kem chống muỗi cho bé, cha mẹ nên lưu ý một số điều:

- Đọc kỹ thành phần và lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ. Những thành phần có thể nguy hại và liều lượng khuyến cáo cho trẻ đã được đề cập ở trên.

- Vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay cho tay vào miệng nên tránh bôi thuốc chống côn trùng lên tay trẻ. Đặc biệt, không thoa kem lên vết thương, vết cắt, vùng da bị kích ứng hoặc gần miệng của trẻ.

- Chỉ thoa kem chống muỗi lên các vùng da hở mà không được quần áo bảo vệ.

- Chuyên gia khuyến khích thoa kem chống muỗi cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế khi ở nhà. Khi trở về nhà, rửa sạch vùng da đã thoa kem cho trẻ bằng xà phòng hoặc sữa tắm và nước.

- Khi thoa hoặc xịt kem cho trẻ, nên thoa ở khu vực thông gió tốt để tránh hít phải.

- Nếu sử dụng cho cả mặt, không lên dùng sản phẩm dạng xịt vì có thể ảnh hưởng đến mắt và hệ hô hấp. Cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm dạng kem và trước đó hãy cho kem lên tay của bạn rồi thoa lên mặt cho con.

Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng kem chống muỗi cho trẻ sơ sinh. Các biện pháp chống muỗi tự nhiên là tốt nhất cho trẻ trong giai đoạn này.

Bí quyết ngừa muỗi đốt hiệu quả cho trẻ

Thực tế theo các chuyên gia thì tốt nhất để giúp cho bé không bị thâm và ngứa muỗi đốt thì bố mẹ hãy áp dụng kết hợp nhiều biện pháp phòng ngừa muỗi đốt từ sớm. 

Hãy bỏ túi các mẹo sau để phòng muỗi cho con:

Mặc quần áo dài và đi tất cho trẻ khi đi ra ngoài.

Sử dụng xịt hoặc lăn đuổi côn trùng trên da cho bé khi đi ra ngoài ở khu vực có nhiều muỗi.

Mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt trong lúc ngủ.

Loại bỏ nước đọng ở trong nhà để tránh làm nơi để muỗi đẻ trứng và sinh sản. 

Không sử dụng xà phòng thơm, nước hoa cho trẻ bởi mùi hương có thể thu hút côn trùng hơn.

Cảnh báo bé để tránh xa khu vực có nhiều muỗi như gần thùng rác, gần cống hoặc vũng nước tù, vườn cây.

Sử dụng quạt đuổi muỗi ở khu vực ăn uống ngoài trời.

Tổng hợp

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh dịch sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế yêu cầu phân bổ vitamin A cho các cơ sở khám, chữa bệnh có thu dung, điều trị bệnh nhi mắc sởi nhằm tăng hệ miễn dịch ở trẻ.

Sau mùa bão lũ, đặc biệt khi cơ sở vật chất thiếu thốn, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước sạch khan hiếm, làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thức ăn có thể xảy ra sau một thời gian, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sau mưa lũ, do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém nên sẽ làm bùng phát một số bệnh ngoài da. Dưới đây là một số bệnh ngoài da thường gặp và cách phòng, chống.

Kết hôn và sinh con vốn được coi là chuyện quan trọng của đời người. Nhưng với nhiều người trẻ hiện nay, quan niệm về tình yêu, hôn nhân của họ cởi mở hơn rất nhiều.

Mức sinh thay thế ở Việt Nam đang giảm nhiều nhất trong 12 năm trở lại đây và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai vừa điều trị thành công cho bệnh nhân nữ 55 tuổi bị tái phát nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.