Một thoáng xưa Hà Nội giữa lòng TP.HCM
Tìm về không khí Hà Nội tại Ngách 160
Anh Đặng Quang Thắng, một người con của Hà Nội sinh ra và lớn lên dưới mái nhà của Thủ đô, hiện đang gắn bó với cuộc sống sôi động của TP.HCM. Anh Thắng và một nhóm bạn quyết định dành một buổi chiều cuối tuần để thăm Ngách 160, như để tìm về không khí của ngày xưa, không gian thân thuộc của thủ đô Hà Nội. “Quán này nhìn rất đẹp, cổ xưa, nhìn như Hà Nội vậy. Khi tôi và bạn tôi đi vô và nhìn không gian thì phải ồ lên Hà Nội đây rồi!”- anh hào hứng
Khi được hỏi về cảm nhận của anh khi bước chân vào Ngách 160, anh Thắng không giấu diếm sự ngạc nhiên và hạnh phúc, anh nói “Có nhiều dịp ra Hà Nội công tác, tôi thấy có nhiều nhà họ xây rất lâu rồi nhưng họ không sang sửa lại dù họ có điều kiện, họ xây kiểu nhà lầu như kiểu của quán này, những mái ngói từ thời xưa hay là bức tường bạc màu nhìn bình yên vô cùng”
Yêu Hà Nội từ xa và thêm yêu tại Ngách 160
Trong cuộc hội tụ tại Ngách 160, không chỉ có những người con của Hà Nội, mà còn có những người như anh Nguyễn Trung Hiếu. Anh Hiếu chưa từng có cơ hội đặt chân tới Hà Nội, nhưng tình yêu của anh dành cho thủ đô lại không hề nhỏ. Anh đã quyết định đến Ngách 160 để tìm thêm một lý do nữa để yêu Hà Nội.
"Ngay từ khi còn nhỏ, tôi đã nghe kể về những câu chuyện tuyệt vời về Hà Nội từ người thân và bạn bè," anh Hiếu chia sẻ. "Tôi luôn yêu thích văn hóa, lịch sử, và đặc biệt là ẩm thực của Hà Nội. Dù tôi chưa bao giờ đặt chân đến đó, tôi luôn mang trong lòng một tình yêu đặc biệt dành cho Thủ đô."
Ký ức và kiến trúc của Hà Nội tại Ngách 160
Tại Ngách 160, bên dưới những tán lá cây rủ bóng và bên cạnh những bức tường gạch cổ kính là quán của chị Hương Ly. Tròn 40 năm xa Hà Nội, chị Hương Ly là người sáng lập và xây dựng Ngách 160 vớitình cảm đặc biệt - khơi gợi ký ức về một Hà Nội xưa, một Hà Nội mà chị không muốn bao giờ bị lãng quên. Trong không gian này, với ly cà phê vào buổi sáng, phần nào làm vơi đi nỗi nhớ của chị và những khách hàng về Hà Nội. Chị Ly chia sẻ.
Không gian quán nhỏ tại Ngách 160 tái hiện lại Hà Nội xưa với nền gạch, bức tường vàng nhạt cũ kĩ và những ô cửa sổ màu xanh lá, bên ngoài xếp những bộ bàn ghế gỗ thấp đặt dọc lối ngách nhỏ. Chị Ly bày tỏ: “Mình muốn tái hiện một không gian sống của người Hà Nội. Đó là hình ảnh mái lá, những con tiện trên lan can cửa mà bây giờ ít khi chúng ta thấy được ở các phố phường Hà Nội”.
Chị Ly cũng nhấn mạnh về nỗ lực duy trì không gian này, giữ cho nó luôn sống động và đặc biệt. “Mong quý khách gác lại bộn bề ngoài khung cửa vì nơi đây chỉ có bình yên và ở đây là "Một khắc Hà Nội nhớ", một khắc thôi cũng đủ để mình có những hoài niệm đẹp về Hà Nội”- chị nói.
Những đồ uống đậm phong vị Hà Nội…
Tại Ngách 160, không chỉ không gian kiến trúc được tạo nên để khơi gợi ký ức về Hà Nội, mà cả đồ uống cũng được chăm chút tỉ mỉ để mang đến hương vị đặc trưng của thủ đô thời xưa. Những ly cà phê trứng sánh mịn, béo ngậy, những ly nước mơ, nước sấu thơm ngon. Đó là những hương vị đặc trưng của Hà Nội. Mỗi khi đến đây, mọi người sẽ cảm nhận như một chuyến du hành trong hơi thở ấm nóng của Hà Nội xưa.
Âm thanh "tí tách" của giọt cà phê chạm ly thủy tinh, của giọng nói, điệu đàn, lời hát của những người bạn thân luôn gợi niềm nhớ da diết “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội. Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu,..” - hòa quyện thành bản giao hưởng về Hà Nội xưa.
Ở TP.HCM sôi động không khó để tìm thấy một góc Hà Nội yên tĩnh, để ôn lại những kỷ niệm hay trải nghiệm một phong cách sống của người Hà thành. Những người con Hà Nội sống ở trời Nam vẫn luôn lưu giữ cốt cách của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Vẫn thanh lịch, vẫn giọng nói “đặc vị” miền Bắc và trái tim luôn hướng về quê hương.
Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức hội thảo “Du lịch văn hóa vùng Đông Bắc – khơi nguồn và phát triển”.
Chào mừng Ngày Di sản văn hoá Việt Nam 23/11, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc Triển lãm thư pháp Thăng Long - Hà Nội với chủ đề “Hương sắc Thăng Long”.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
0