Một tuyến đường hai bộ mặt

Đường Lê Đức Thọ nằm trên hai quận của Hà Nội. Cách quản lý và nguồn lực đầu tư khác nhau khiến một con đường có hai bộ mặt.

Đường Lê Đức Thọ thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm quản lý. 

Địa bàn thuộc quận Cầu Giấy quản lý.

Trật tự đô thị phản ánh sự thiếu đồng bộ trong cách quản lý.

Ông Nguyễn Huy Tú, tổ Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, nhận xét: ''Kể ra về mỹ quan đô thị nên làm cùng một tuyến đường, lát vỉa hè nó đẹp hơn. Người dân đang đi thế này tự dưng thấy 2 màu gạch, một bên rất là đẹp một bên cứ nhấp nha nhấp nhô rất là xấu. Theo tôi, đã chính trang thì nên đồng bộ với nhau, kết hợp với nhau hài hòa''.

Hè phố thì hai màu gạch…
Phần thuộc quận Nam Từ Liêm thì sạch sẽ...

Còn bên thuộc quận Cầu Giấy thì lộn xộn, nhếch nhác.

Một tuyến đường hai bộ mặt như trên phố Lê Đức Thọ.

Sự thiếu thống nhất trong đầu tư và quản lý đang tạo ra sự khác biệt về bộ mặt đô thị trong cùng một khu vực. Thực trạng này không phải là hiếm đối với những  địa bàn giáp ranh.

KTS Trần Huy Ánh, Hội KTS Hà Nội, cho rằng: ''Việc phân cấp các địa bàn hay địa phương khác nhau thì có tính độc lập của họ. Mỗi địa phương khác nhau có một nhà thầu dự án hay đối tác khác nhau và họ đưa ra phương án khác nhau.

Nếu nhìn ở  khía cạnh tích cực ta thấy được sự phong phú đa dạng trong cái tuyến phố. Nếu  như đạt đến một tiêu chuẩn, có thể sử dụng màu sắc khác nhau để đảm bảo yếu tố an toàn cho  người đi. Tuy nhiên nếu trên cả một tuyến đường đô thị thống nhất, dù sao người ta cũng nhận diện được thành phố có quản trị thống nhất''.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiếp nối ký ức hào hùng của hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Hà Nội là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người, sáng ngời tình yêu đất nước, truyền thống nhân văn và trân trọng hoà bình.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 - một sự kiện thường niên đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội đã được tổ chức, nhằm lan tỏa những giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc dân tộc nói chung và vẻ đẹp rất đỗi đặc trưng của Hà Nội nói riêng thông qua hình ảnh tà áo dài duyên dáng Việt Nam.

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã tổ chức giới thiệu “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô”.

Hình ảnh đoàn quân hùng dũng qua các cửa ô tiến về giải phóng Thủ đô cách đây 70 năm được tái hiện hào hùng trong chương trình " Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" đã chạm vào cảm xúc của người dân Thủ đô và công chúng cả nước.

Với vị trí, vai trò là trung tâm hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội đã và đang nỗ lực, quyết tâm thực hiện và hoàn thành sứ mệnh của Thủ đô với “Tầm vóc mới - Vị thế mới”... đây là lời của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trong bài phát biểu tại buổi lễ “Ngày hội văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng 6/10, tại Hà Nội.

"Dòng Chảy Di Sản" là phần thứ 2 trong Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" diễn ra vào sáng ngày 6/10/2024 tại Hà Nội. Lễ hội tri thức dân gian, di sản truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, những tập quán và những làng nghề, gắn liền với lịch sử văn hóa trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chính các di sản đó đã tạo nên chiều sâu, bề dày văn hóa của Thăng Long Hà Nội.