Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại Hà Nội

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ bão số 2, trong ngày hôm 23/7, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra mưa lớn trên diện rộng, làm ngập úng cục bộ một số khu vực và khiến một người tử vong.

Hiện tại, các đơn vị thủy lợi đang vận hành hết công suất các trạm bơm tiêu, đảm bảo tiêu úng khu vực ngoại thành và hệ thống sông Nhuệ.

Tại huyện Quốc Oai, mưa lớn từ hôm 23/7 đến sáng 24/7, với lượng mưa 181 mm, cộng với nước sông Tích dâng cao lên mức báo động 3, đã làm ngập úng hơn 1.500 ha lúa, rau màu, cây ăn quả và khiến một người tử vong khi qua ngầm Vai Trại, xã Đông Xuân.

Mưa lớn cũng đã làm sập một căn nhà tại xã Phú Mãn. Hiện tại, huyện Quốc Oai đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó.

Mưa lớn đã làm sập một căn nhà tại xã Phú Mãn.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai huyện Quốc Oai chia sẻ: “Dự kiến có khoảng ba thôn trên địa bàn các xã Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa sẽ bị cô lập hoàn toàn. Chúng tôi đã chỉ đạo phối hợp lực lượng dân quân, dân phòng địa phương và ban chỉ huy quân sự huyện sẽ hỗ trợ nhân dân để đảm bảo có thực phẩm, thuốc, nước sinh hoạt và các nhu yếu phẩm khác.”

Hiện mực nước sông Bùi và sông Tích ở mức báo động 3; Sông Nhuệ đang ở mức báo động 1. Các đơn vị thủy lợi đã vận hành 178 trạm bơm với 579 tổ máy, tổng lưu lượng khoảng 2,2 triệu mét khối/giờ.

Ông Vũ Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Nhuệ cho biết: “Lượng mưa bình quân toàn hệ thống là 206 mm, trong đó điểm mưa cao nhất là 297 mm và hiện tại công ty đang vận hành tổng 106 trạm bơm với 468 máy bơm các loại."

Các đơn vị thủy lợi đã vận hành 178 trạm bơm với 579 tổ máy, tổng lưu lượng khoảng 2,2 triệu mét khối/giờ.

Ông Nguyễn Duy Du – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai Hà Nội chia sẻ: “Đề nghị các quận, huyện chủ động sẵn sàng phòng chống thiên tai theo đúng phương châm bốn tại chỗ gồm vật tư, lực lượng, thiết bị, hậu cần tại chỗ".

Để đảm bảo an toàn người và tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn thành phố yêu cầu các địa phương cần theo dõi và bám sát diễn biến của thời tiết để điều tiết hợp lý, linh hoạt giữa lượng nước tại các hồ chứa, không để tình trạng úng ngập kéo dài, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hai tuyến tàu điện tại Hà Nội đã dừng chạy để đảm bảo an toàn. Các tuyến xe buýt cũng đã dừng chạy.

Tính đến 15h chiều 7/9, đã có gần 540 cây xanh ở Hà Nội bị đổ, gãy do ảnh hưởng của bão số 3. Các cán bộ, công nhân Công ty Công viên cây xanh đã và đang nhanh chóng xử lý tại hiện trường.

Từ 20 giờ tối 7/9, bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, khoảng một tiếng sau đó tâm bão quét qua khu vực phía Bắc nội thành Hà Nội bao gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Báo cáo nhanh của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội về cơn bão số 3 cho biết tính đến 16h chiều 7/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phát sóng khoảng 213 tin bài, 2 bản tin Podcast thông tin về cơn bão số 3 trên các kênh phát thanh, truyền hình và các nền tảng số của Đài.

Nhiều quận, huyện ở Hà Nội đã đưa dân sống ở các khu chung cư, nhà xuống cấp, nguy hiểm đến nơi trú an toàn theo chỉ đạo của Thành ủy.