Mưa lũ gây thiệt hại nặng tại tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn
Tại Lạng Sơn
Tại tỉnh Lạng Sơn, lượng mưa đo được ở Bắc Sơn lên đến trên 210mm, TP Lạng Sơn gần 120mm, nhiều địa phương khác cũng có mưa từ 60-90mm. Mưa lớn cũng làm ách tắc nhiều tuyến đường tại các huyện Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng, Bắc Sơn, Chi Lăng...
Ngay trong sáng nay (10/5), lãnh đạo UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ đạo PCTT và TKCN tỉnh Lạng Sơn đã thành lập các đoàn đi kiểm tra, rà soát phương án phòng chống thiên tai và hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ.
Theo báo cáo nhanh của Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, thành phố Lạng Sơn, tính đến thời điểm 10h ngày 10/5, đã có 1 người chết tại thôn Khau Bao, xã Tân Tri, huyện Bắc Sơn do sạt lở đất vào nhà; đã sập, đổ 8 nhà, 169 nhà bị ảnh hưởng do sạt lở đất vào và bị ngập, trên 43 hộ bị nước ngập vào nhà, chiều cao ngập từ 10-50cm; di dời 27 hộ.
Diện tích lúa và hoa màu bị ngập cục bộ 1.507 ha; Diện tích thủy sản bị cuốn trôi khoảng 3ha. Nhiều tuyến đường ngập úng cục bộ, ách tắc như huyện Cao Lộc, Tràng Định, Văn Lãng, Bắc Sơn, Chi Lăng... (đường tỉnh 234; 234b; 239; 229: đường huyện: 24, 28, 80A, Quốc lộ 1A; 11 cầu dân sinh bị ngập; 5 điểm bị chia cắt, cô lập).
Tại Bắc Giang
Sáng 10/5, Trưởng công an xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết: "Mưa lớn kéo dài từ rạng sáng 10/5 khiến 6 hộ dân trên địa bàn xã bị ngập. Chúng tôi đang huy động tối đa lực lượng hướng dẫn nhân dân và sẵn sàng ứng cứu sơ tán khi cần thiết".
Ông Nguyễn Thế Thi - Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cho biết, mưa đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, kết hợp với lũ lớn từ tỉnh Lạng Sơn đổ về khiến nhiều tuyến đường tại một số thôn xã Cấm Sơn, Tân Sơn, Phong Vân, Sa Lý bị nhấn chìm và chia cắt do các sông, suối lên cao.
Hàng trăm ha vải thiều và hoa màu đang vào vụ mùa thu hoạch đều bị ngập úng. Nhiều cột điện hạ tầng bị dòng nước lũ làm gãy khiến một số thôn, xã rơi vào cảnh mất điện.
Chia sẻ trên báo Bắc Giang, Chủ tịch UBND xã Cấm Sơn (Lục Ngạn) Nông Văn Phụng nhận định: "Đợt mưa này rất lớn, ngang với trận mưa lũ kỷ lục xảy ra tại Lục Ngạn năm 2008".
Để ứng phó với mưa lũ, lãnh đạo UBND huyện, Công an huyện Lục Ngạn đã cử hàng chục cán bộ, chiến sĩ tới hiện trường hỗ trợ di chuyển người và tài sản lên vị trí an toàn. Hiện. chưa có thiệt hại về người và thống kê thiệt hại về hoa màu, nhà, cửa, công trình giao thông, trường học…
Tại Bắc Kạn
Mưa to kéo dài từ đêm 9/5 đến sáng 10/5 đã làm các triền sông, suối xuất hiện lũ với biên độ từ 1 - 4m, trên sông Cầu tại Thác Giềng (thành phố Bắc Kạn) xuất hiện lũ dưới báo động cấp 2.
Thông tin trên báo Nhân Dân, thống kê sơ bộ trong sáng 10/5, đã có 6 nhà dân ở các huyện Chợ Đồn, Na Rì và Chợ Mới bị sạt lở. Về nông nghiệp và thủy sản, có hơn 49 ha lúa, hoa màu ở các huyện Bạch Thông, Na Rì, Chợ Đồn bị ngập úng.
Một số tuyến đường bị sạt lở, tắc cục bộ do cây đổ, đất, đá xô xuống lòng đường, như: tại Đèo Áng Toòng trên đường từ thành phố Bắc Kạn đi huyện Na Rì; đường 258 từ thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông) đi Ba Bể. Ngoài ra, còn có 2 trạm bơm thủy luân tại huyện Bạch Thông bị nước cuốn trôi.
Cũng trong sáng nay, các sông, suối trên địa bàn Bắc Kạn đã xuất hiện lũ với biên độ từ 2-3m gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu, cây trồng ven sông suối. Trên sông Cầu, nước lũ đạt trên báo động 1.
Chính quyền các địa phương tại Bắc Kạn cũng đã tổ chức chỉ đạo khắc phục theo phương châm 4 tại chỗ, cập nhật thống kê, báo cáo theo quy định. Các đơn vị quản lý khai thác công trình hồ chứa nước theo dõi mực nước trong hồ, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du.
Đối với các vị trí đường tràn bị ngập lụt với mực nước dâng cao, ngành Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị đặt biển cảnh báo, đồng thời cắt cử người túc trực hướng dẫn giao thông cho đến khi nước rút, đảm bảo an toàn mới cho người và phương tiện lưu thông...
Phân loại rác tại nguồn là một trong những chính sách môi trường có hiệu lực từ 1/1/2025. Theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cá nhân, hộ gia đình phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt làm ba loại gồm tái chế, thực phẩm, khác và sẽ bị xử phạt nếu không thực hiện.
Với nhiều điểm mới trong Nghị định 166 và Thông tư 47 có hiệu lực từ ngày 1/1, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cảnh báo, từ hôm nay (2/1), khi các cơ sở đăng kiểm hoạt động trở lại sau nghỉ Tết Dương lịch, nhiều phương tiện sẽ có thể bị từ chối kiểm định.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, doanh nghiệp công ích 100% vốn nhà nước, hiện đã được UBND TP.HCM xem xét chuyển hơn 96% diện tích đất từ hình thức cho thuê sang giao đất không thu tiền sử dụng.
Trong ngày đầu tiên người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, việc chấp hành luật giao thông trên nhiều tuyến đường và ngã tư ở Hà Nội đã có sự chuyển biến rõ rệt. Khi mức phạt mới đi vào đời sống, cảnh người dân dừng đèn đỏ tại những con phố quen thuộc rất khác lạ.
UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, thuộc Dự án đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu.
Nghị định 168 có hiệu lực từ 1/1/2025 có quy định tăng nặng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông với mức tiền lên tới 5 triệu đồng. Đây là mức phạt khá cao và nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
0