Mưa lũ làm hư hỏng nhiều tuyến đường ở Điện Biên

Để đảm bảo giao thông thông suốt trong thời điểm mưa lũ, ngành Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên, các đơn vị quản lý đường bộ đang tập trung ứng trực cả người và phương tiện để kịp thời khắc phục các sự cố ngay khi xảy ra.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên tục bị sạt lở, hư hỏng nặng, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông và làm hư hỏng kết cấu hạ tầng đường bộ.

Các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên tục bị sạt lở, hư hỏng nặng.

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Điện Biên, riêng ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 đã làm đã làm các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị sạt lở khoảng 546.000 m3 đất đá, vùi lấp khoảng 42.000 m3 rãnh dọc, hơn 420.000 m3 chiều dài taluy âm bị sạt lở, khoảng 23.000 m2 mặt đường.

Đợt mưa lũ vừa qua đã làm hư hỏng lớn kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên.

Đến nay, các phương tiện qua lại khu vực bị sạt lở vẫn còn rất khó khăn do trời tiếp tục mưa, nước lũ kéo theo đất đá tràn xuống lòng đường.

Đơn vị thi công túc trực nhiều máy xúc tại khu vực để san gạt bùn đất nhằm giúp các phương tiện lưu thông.

Đơn vị thi công vẫn túc trực nhiều máy xúc tại khu vực này để san gạt bùn đất nhằm giúp các phương tiện lưu thông qua đây.

Tỉnh Điện Biên đang chỉ đạo các đơn vị tập trung 100% máy móc, nhân lực ứng trực tại các vị trí xung yếu để kịp thời xử lý, khắc phục sự cố, đảm bảo thông đường trong thời gian nhanh nhất.

Việc nỗ lực đảm bảo giao thông của tỉnh Điện Biên không chỉ giúp người dân, phương tiện đi lại thuận tiện mà còn giúp đẩy nhanh việc khắc phục hậu quả thiên tai tại các khu vực rốn lũ vừa qua.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.