Múa rối nước Đào Thục được vinh danh
Văn bia đình làng Đào Thục còn ghi lại, nghề múa rối nước ở làng có từ thời Hậu Lê, cách đây khoảng hơn 300 năm. Trải qua bao thăng trầm, nghề rối nước Đào Thục với tình yêu, trách nhiệm của cộng đồng dân cư, của lớp lớp thế hệ các nghệ nhân đã gìn giữ, bảo tồn, phát huy hiệu quả, tạo thành nét đặc trưng văn hóa của quê hương Đông Anh.
Từ những giá trị và ý nghĩa to lớn với cộng đồng và xã hội, ngày 6/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 473, công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc Gia. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã công bố quyết định, trao và đón giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia là sự ghi nhận to lớn của Nhà nước với giá trị văn hóa tiêu biểu về lịch sử, văn hoá của huyện Đông Anh và thủ đô Hà Nội.
Ngày 1/4/2025, tròn 24 năm ngày nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn về với cát bụi, nhiều người lại thổn thức nhớ đến ngôi nhà xưa ở TP.HCM - nơi ông từng sinh sống và viết nên những bản nhạc ấn tượng.
Công chúng yêu mỹ thuật Thủ đô có cơ hội đắm mình vào cảnh sắc và thiên nhiên Hồ Tây trong không gian nghệ thuật thú vị tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền.
Cuộc thi sáng tác truyện thiếu nhi với chủ đề “Sáng tác cùng Dế” là sự kiện mở màn cho sân chơi văn học - nghệ thuật hoàn toàn mới, dành riêng cho các em thiếu niên và nhi đồng trên cả nước.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao ngày 29/3 đã tổ chức Lễ Phát động Ngày Tôn vinh tiếng Việt và Cuộc thi Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2025.
Để thu hút, hấp dẫn công chúng, ứng dụng công nghệ số là một trong những giải pháp thiết thực, phù hợp với xu hướng phát triển bảo tàng hiện đại.
Lễ hội văn hóa ẩm thực được tổ chức tại Khu du lịch Văn Thánh với hơn 600 món ngon của các địa phương và văn hóa ba miền đang thu hút đông đảo người dân và du khách tại TP. HCM.
0