Mua sắm trên Temu, chất lượng có như quảng cáo?
Do liên tục nhận được quảng cáo từ trang thương mại điện tử Temu với rất nhiều ưu đãi giảm giá rất hấp dẫn trên facebook, chị Nguyễn Thị Hồng Oanh (nhân viên văn phòng, TP.HCM) tò mò đặt thử một bộ ga gối trên trang web này với giá đã giảm 70% so với giá niêm yết, còn 600.000 đồng. Nhưng hàng về tay, chị rất thất vọng về chất lượng, mẫu mã không như hình ảnh quảng cáo trên mạng.
Chị Oanh cho biết: "Một sản phẩm có giá là hơn 2 triệu đồng và đã được giảm giá xuống còn 600.000 đồng. Nhưng khi nhận sản phẩm, chất lượng không như sản phẩm đã quảng cáo ở trên trang thương mại điện tử".
Cũng đặt sản phẩm là bộ chăn, ga gối, chị Nguyễn Bùi Tiểu Kim (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cũng gặp tình trạng tương tự khi hàng giao thiếu bọc gối ôm và ga giường. Chị Kim muốn liên hệ với trang Temu để yêu cầu hoàn tiền, đổi hàng nhưng lại không tìm được cách nào để liên hệ như các trang bán hàng khác.
Temu chưa được cấp phép chính thức vậy nên các trang thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam sẽ khai thác các điểm hạn chế này mà chưa quá lo lắng. Tuy nhiên, về lâu dài thì người phải lo lắng lại là các nhà sản xuất trong nước.
Ông Nguyễn Minh Đức, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) cho rằng: "Các nhà bán hàng ở Việt Nam cần nhìn nhận các lợi thế phù hợp để từ đó tối ưu các lợi thế đó. Ví dụ như: tìm hiểu sâu hơn từng phân khúc khách hàng để điều chỉnh sản phẩm sát hơn với nhu cầu của từng phân khúc; đẩy mạnh chất lượng sản phẩm và phát triển thương hiệu Việt của mình để chuyển tải câu chuyện và cảm xúc tốt hơn tới người tiêu dùng; đồng thời cần đẩy mạnh việc chăm sóc khách hàng sau mua để tạo được lợi thế cạnh tranh so với sàn thương mại điện tử ở nước ngoài".
Temu còn chưa chính thức vào Việt Nam nhưng đối với các nhà sản xuất trong nước thì lâu nay đang phải vất vả cạnh tranh với các mặt hàng trên các trang thương mại điện tử, giờ đây lại thêm lo lắng khi phải đối đầu trực tiếp với các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc - “công xưởng của thế giới”.
Gian hàng nông sản Việt Nam sẽ được vận hành theo mô hình 'hàng tìm người' trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc, giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại Trung Quốc và đưa các sản phẩm có thương hiệu vào Trung Quốc.
Cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng miếng và nhẫn trong nước ngày 21/11 tiếp tục tăng.
Sáng 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị, tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế - AgroViet 2024.
Tiền điện tử Bitcoin trong phiên giao dịch ngày 19/11 đã lập đỉnh mới, vượt ngưỡng 94.000 USD.
Việc các doanh nghiệp giao thông Việt Nam có cơ hội tham gia vào thị trường xây lắp dự kiến khoảng 33,5 tỷ USD và tiếp cận lĩnh vực công nghiệp đường sắt vô cùng tiềm năng mà dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam mang lại, đang là vấn đề được dư luận hết sức quan tâm.
Kể từ đầu năm đến nay, giá bất động sản liên tục tăng cao, tuy nhiên lượng hàng tồn kho của nhóm doanh nghiệp bất động sản lớn lại cũng ngày càng phình to. Thậm chí, một số doanh nghiệp có hàng tồn kho chiếm trên 50% tổng tài sản. Tại sao lại có nghịch lý như vậy và cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này?
0