Mua thuốc trên mạng không cần đơn, tiền mất tật mang

Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể với hình thức bán hàng trên mạng khiến cho thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc sắp hết hạn được bán tràn lan.

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt và chỉ được bán lẻ dưới 4 hình thức: nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc của trạm y tế xã, phường và cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.

Tuy nhiên, hiện nay thuốc chữa bệnh được bán tràn lan trên mạng và không có sự kiểm soát gây nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng của người sử dụng.

Ông Vũ Hồng Quân ở phố Phan Văn Trường, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, bị bệnh viêm khớp từ nhiều năm nay. Năm 2023, ông tình cờ xem được một quảng cáo thuốc trên mạng xã hội chữa trị bệnh viêm khớp, người bán cam kết không khỏi sẽ hoàn lại toàn bộ tiền.

Mặc dù vợ và các con khuyên can, nhưng ông Quân vẫn mua. Sau 3 tháng uống thuốc mua trên mạng, mất hơn 14 triệu đồng, bệnh không những không đỡ mà mặt ông sưng vù lên, chân tay bị phù nề. Khi liên lạc tới số điện thoại của cơ sở sản xuất loại thuốc đó, những gì ông nhận được chỉ là thông báo từ tổng đài số máy không có.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai: ''Theo quy định của Bộ Y tế, một đơn thuốc chỉ do chính bác sỹ khám bệnh kê đơn, sau đó bệnh nhân mang đơn tới hiệu thuốc trình đơn thuốc để mua và hiệu thuốc chỉ được phép bán theo đơn đó. Đã có không ít người phải gánh hậu quả do tự ý mua thuốc không cần đơn, tự ý mua thuốc theo hướng dẫn của người khác và mua trên mạng''.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ, Tổng cục Quản lý Thị trường, cho biết: ''Để loại bỏ thuốc giả, thuốc nhái, cần có sự chung tay của toàn dân. Trường hợp người tiêu dùng phát hiện hoặc nghi ngờ có gian lận thương mại, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, cần phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua đường dây nóng cho cơ quan có thẩm quyền để phát hiện và xử lý kịp thời''.

Việc kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử rất mới, trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ số, cung cấp nhiều cơ hội cho các nhà bán lẻ hoặc các công ty, mở ra thị trường mới, quảng bá sản phẩm và mở rộng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể với hình thức bán hàng này khiến cho thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc sắp hết hạn được bán tràn lan trên mạng.

Quản lý nghiêm việc bán thuốc trên mạng xã hội (ảnh Vnmedia)

Trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Bộ Y tế đề xuất cơ sở kinh doanh dược theo các hình thức online phải tuân thủ pháp luật về giao dịch điện tử; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng; bảo mật thông tin của người mua; công khai chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy đăng ký lưu hành, bao bì thương phẩm.

Dự thảo cũng đề xuất quy định phải công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế các thông tin: Giá thuốc kê khai, kê khai lại; giá thuốc trúng thầu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp; giá đàm phán, giá thuốc trúng thầu tập trung, giá thuốc trúng thầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.

Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.