Mức án nào đối với chủ cơ sở bán mật ong giả?

Lợi dụng lòng tin, lợi dụng nền tảng công nghệ số để tiếp cận nhanh nhất đến người tiêu dùng, nhiều đối tượng đã tìm cách bán hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là sản phẩm thực phẩm. Vụ sản xuất, buôn bán mật ong giả làm từ đường và mạch nha bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an huyện Hoài Đức, Hà Nội ra quyết định khởi tố ngày hôm nay (8/8), một lần nữa đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với những người làm ăn gian lận, đồng thời thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Thủ đoạn phạm tội của Nguyễn Phan Quyết

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hoài Đức, Hà Nội đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Phan Quyết thường trú tại thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội về tội danh “sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” quy định tại khoản 2 Điều 193 Bộ luật hình sự.

Trước đó, vào ngày 10/6, Đội 24, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội, phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện Hoài Đức bất ngờ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất mật ong Hoa Nhãn tại Thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức do ông Phan Văn Quyết, sinh năm 1972, làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng QLTT bắt quả tang cơ sở đang sản xuất mật ong từ đường, nha và nước cốt mạch nha pha theo tỷ lệ. Chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ về đăng ký kinh doanh cũng như hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của nguyên liệu, hàng hóa tại cơ sở.

Cán bộ Đội QLTT số 24 kiểm đếm hàng hóa vi phạm

Chủ cơ sở khai nhận, nguyên liệu làm mật ong này gồm đường, nha và nước cốt mạch nha pha chế theo tỷ lệ. Toàn bộ nguyên liệu được mua trôi nổi và một thùng nha có thể sản xuất được 45 lít mật ong, sau đó được bán ra thị trường với giá 99.000 đồng/chai/lít và được quảng cáo là dùng điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Tang vật vi phạm. (Ảnh: DMS)

Kiểm đếm thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận hơn 2.000 lít mật ong Hương Nhãn đã được đóng gói thành phẩm. Nhãn hàng hoá ghi công dụng là bồi bổ cơ thể chống quá trình lão hoá cho hệ tiêu hoá và tuần hoàn, dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Nơi sản xuất thể hiện trên nhãn là xã Ông Đình, Khoái Châu, Hưng Yên. Địa chỉ này khác xa so với địa điểm mà cơ sở đang sản xuất.

Đặc biệt, 100% hàng hóa của cơ sở được bán trên nền tảng thương mại điện tử facebook và một chai mật ong 1 lít được cơ sở bán ra với giá 99.000 đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hoài Đức đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm” tại cơ sở này. 

Xử phạt hành chính đối với hành vi bán mật ong giả

Theo quy định từ Điều 9 đến Điều 14 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị xử phạt theo quy định sau đây:

Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng được quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này sẽ bị phạt tiền theo các mức sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với trường hợp hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mức phạt tiền sẽ được nhân đôi so với các mức phạt tiền đã nêu. Vì mật ong được coi là một nguyên liệu làm ngọt trong thực phẩm và thuốc, vì vậy trường hợp buôn bán mật ong giả sẽ bị áp dụng mức phạt tiền tăng gấp đôi so với các mức hình phạt trên đây.

Xử lý hình sự đối với hành vi bán mật ong giả

Theo quy định của Điều 193 trong Bộ luật Hình sự năm 2015, tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (được sửa đổi bởi điểm a và điểm b, khoản 43 của Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017), cá nhân sẽ đối mặt với 4 khung hình phạt chính như sau:

- Khung 1: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Khung 2: Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Khung 3: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

- Khung 4: Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc phạt tù chung thân.

Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung như sau: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc cụ thể từ 01 năm đến 05 năm, hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

2.554 vụ hàng lậu, hàng giả ở Hà Nội được xử lý trong 6 tháng năm 2023

Qua công tác kiểm tra, xử lý vi phạm 06 tháng đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 2.713 vụ, xử lý 2.554; Tổng số tiền xử lý: 73,069 tỷ đồng.

Có thể thấy, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội gặp khó khăn khi các thủ đoạn làm giả và xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu hàng hóa ngày càng tinh vi hơn.

Việc giám sát, thẩm tra, xác minh của lực lượng quản lý thị trường cũng gặp nhiều trở ngại khi các đối tượng thay đổi phương thức kinh doanh từ cửa hàng truyền thống chuyển sang bán hàng trên môi trường thương mại điện tử như Lazada, Shopee, … và các mạng xã hội như Tiktok, Zalo, Facebook, ... 

Các lực lượng chức năng trong Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ việc. Ảnh: Cục QLTT Hà Nội

Các đối tượng sử dụng địa chỉ giả hoặc không đưa địa chỉ cụ thể nhằm chống đối các cơ quan chức năng nên gây khó khăn trong quá trình thẩm tra, xác minh, giám sát.  Việc thay đổi hình thức kinh doanh từ cửa hàng mặt phố chuyển vào các ngõ, ngách nhỏ, xa trung tâm, các phòng chung cư nên việc thu thập, nắm bắt thông tin rất khó khăn cho cơ quan chức năng dẫn đến khó kiểm tra, kiểm soát.

Cũng theo cơ quan chức năng, trong 6 tháng qua, việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong các lĩnh vực như hàng dệt may, da giày, điện tử, đồ gia dụng... vẫn diễn ra, với nhiều thủ đoạn và phương thức khác nhau. 

Tình hình sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm, trái cây... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn vẫn tiềm ẩn nguy cơ khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Để đấu tranh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong tháng 6.2023, Ban chỉ đạo 389 Hà Nội sẽ tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn trọng điểm, tạo sự chuyển biến mạnh trong công tác đấu tranh, phòng ngừa các vi phạm gây bất ổn cho thị trường; Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, các ga tàu, bến xe, kho hàng, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại tập trung buôn bán hàng hóa số lượng lớn, nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, tập kết hàng lậu, hàng cấm, hàng giả.  

Các cơ quan chức năng kiểm tra hàng giả, hàng nhái. BCA

Công an chỉ cách phát hiện hàng giả, hàng nhái

- Về thông tin liên hệ: Các mặt hàng làm giả, làm nhái, kém chất lượng mặc dù cũng có đầy đủ các thông tin trên nhưng qua thực tế xác minh thường thấy các doanh nghiệp sản xuất hàng giả hay thương nhân nhập khẩu phân phối không có địa chỉ chính xác, các trang web không hoạt động hoặc không có tương tác với khách hàng và các đại lý phân phối. Số điện thoại của đường dây nóng thường không có thực hoặc luôn trong tình trạng thuê bao không liên hệ được.

- Về nguồn gốc hàng hóa: Các loại hàng trên mặc dù cũng cố tình tạo ra mã số, mã vạch để xác định nguồn gốc hàng hóa nhưng thường khi truy cập không thể hiện được xuất xứ hàng hóa hoặc copy từ những mã số, mã vạch của những nhóm hàng khác tương tự. Hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng cấm cũng rất khó tạo ra mã số xác thực điện tử do phần mềm xác thực này được quản lý rất chặt chẽ khi tiếp nhận thông tin của các sản phẩm đăng ký bảo vệ.

Người tiêu dùng cần áp dụng các biện pháp phòng tránh, kiểm tra như sau:

- Kiểm tra nhanh thông tin liên hệ của nhà sản xuất trên vỏ hộp hàng hóa, nhất là các thông tin qua web, số điện thoại đường dây nóng, thông tin hoạt động của doanh nghiệp trên trang tra cứu công khai của cơ quan thuế, quản lý thị trường hay Cục sở hữu trí tuệ.

- Chủ động áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa, trong đó công nghệ QR Code (Mã phản hồi nhanh) được coi là giải pháp hiệu quả giúp nhà sản xuất bảo vệ thương hiệu, quản lý lưu thông hàng hóa; giúp người tiêu dùng nắm rõ hơn thông tin về sản phàm hàng hóa trên thị trường.

- Áp dụng xác thực điện tử Icheck- Giải pháp kiểm tra sản phẩm chính hãng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc. Đăng ký sử dụng miễn phí dịch vụ xác thực điện tử của Icheck tại địa chỉ: www.ICheck.vn/register.

Trong khi mua, bán hàng hóa nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hay xâm phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng cần chủ động thông tin, tố giác các hành vi có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý theo đúng các quy định của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình hình nhập lậu thuốc lá, buôn bán, vận chuyển, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên thị trường qua không gian mạng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Đặc biệt là tình trạng mua bán, sử dụng thuốc lá điện tử, pha trộn ma túy (cần sa, ma túy tổng hợp) đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần có các giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng.

Giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, "sập bẫy" của các đối tượng. Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 15 tỷ đồng.

Vào sáng sớm 8/5, một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra tại khu vực bãi đỗ xe điện du lịch trong khuôn viên Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung (phường Tân An, thành phố Hội An, Quảng Nam), khiến 40 xe điện du lịch bị thiêu rụi hoàn toàn.

Thiếu ý thức, đổ rác trên các tuyến phố không còn xa lạ. Nhưng đổ rác vào tận sân chơi trường mầm non thuộc phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thì là cá biệt.

Một tài khoản mạng xã hội chia sẻ tình huống giao thông đang nhận được nhiều lượt tương tác từ cộng đồng mạng. Tình huống va chạm không mấy đẹp mắt được cho là diễn ra vào sáng 7/5 tại ngã tư Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám, Hà Nội.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện clip một ô tô con gắn biển số 20A-237.43 đi ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Trong clip, xe con chạy ngược chiều ở làn tốc độ cao khiến các xe đang lưu thông phải giảm tốc độ, đánh lái, nháy đèn cảnh báo để tránh xảy ra va chạm.