Mùi của Tết

Càng gần đến Tết, trên mỗi con đường, mỗi căn nhà của người Hà Nội đều phảng phất một mùi hương quen thuộc. Người đi làm, đi chợ hay dạo phố thể nào cũng bất chợt cảm nhận được một thứ mùi quen thuộc: Mùi của Tết.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Những bà hàng khô nhập thêm nhiều hàng, ngâm thêm nhiều măng để sẵn sàng phục vụ thực khách. Măng là một món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người Việt trong ngày Tết. Mà cũng lạ lắm, mùi măng khô cơ mà sao lại dậy mùi như thế. Quyện với tiết trời ngày xuân, măng mang một mùi đặc trưng cho ngày Tết Việt.

Những người bán hàng ở chợ, những gánh hàng rong trên phố không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người hàng phố mà còn góp phần tạo nên những nỗi nhớ ngày Tết cổ truyền thông qua một thứ quà vô hình, ấy là mùi hương.

Cái lạnh của ngày đầu xuân ẩn chứa trong đó những mùi hương của ngày Tết. Để rồi, mỗi người đều có cảm thức riêng về mùi Tết của mình. Đó là mùi măng khô hay lá mùi già, mùi của không khí hay mùi của hoa quất.

Truyền thống chơi quất Tết của người Hà Nội bắt nguồn từ phong tục cổ truyền của người Việt. Quất không chỉ có vẻ đẹp về hình dáng, mà còn được cho là mang lại sự tài lộc và may mắn. Người Hà Nội thường chọn những cây quất có quả vàng mọng, tán lá xanh tốt để bày trong nhà. Cây quất với quả vàng, lá xanh, điểm chút hoa trắng được cho là biểu tượng của sự sung túc, thịnh vượng và mong muốn gia đình trong năm mới sẽ gặp nhiều may mắn và thành công.

Những khu chợ hoa trong phố như Hàng Lược hay khu vực Tứ Liên vẫn luôn là nơi được người Hà Nội tìm đến. Người ta đi mua quất và người ta đi thưởng quất. Cái thú ngắm cây hoa ngày Tết từ bao đời nay vẫn được duy trì như thế.

Cây quất hiện được trồng ở nhiều nơi nhưng quất Tứ Liên vẫn luôn được lòng người chơi hơn cả. Đất và người Tứ Liên, cùng với kỹ nghệ chăm cây có tiếng đã tạo nên danh thơm cho làng nghề. Người ta nói rằng, quất Tứ Liên chắc khỏe, tươi lâu, quả mọng và đặc biệt ngát hương. Thứ hương ấy góp phần tạo nên một mùi thơm đặc biệt cho ngày Tết của người Hà Nội.

Trong trăm thứ mùi thì mùi hương nhang ngày Tết vẫn luôn gợi sự lưu luyến nhớ thương. Mùi nhang vừa là mùi của hiện tại, vừa là mùi của ký ức. Chả thế mà trong các khu chợ Tết, bên những quầy hàng rực rỡ hay thâm trầm, thể nào cũng đâu đó xuất hiện vài ba gian hàng bán hương các loại. Là hương trầm, hương bài hay hương trám… tất cả đều ngan ngát, thoang thoảng, phất phơ trong không gian ngày Tết, khiến lòng người trở nên ấm áp lạ thường.

Mùi của đất trời như một sự khởi đầu mới, là lời chào đón năm mới đầy hy vọng. Và khi tất cả những mùi hương ấy hòa quyện lại, ta cảm nhận được trọn vẹn không khí Tết - không chỉ là sự hiện diện của món ăn, của cây cỏ, mà còn là sự đoàn viên, là tình cảm giữa người với người.

Tết đến mang theo những mùi hương quen thuộc, nhắc nhở chúng ta về những giá trị truyền thống, về sự đoàn tụ, về tình yêu thương trong mỗi gia đình. Và dù đi đâu xa, dù bao nhiêu năm trôi qua, những mùi hương ấy sẽ mãi là phần ký ức không thể phai mờ trong lòng mỗi người Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trong nhịp sống hối hả ở đô thị, giữa bộn bề công việc và những lo toan thường nhật, nhiều phụ nữ Hà Nội vẫn tìm thấy sự an yên qua những công việc giản dị như học nữ công gia chánh và tỉa những bông hoa nhiều màu sắc từ những quả đu đủ.

Hà Nội có hơn 1.500 lễ hội, trong đó phần lớn diễn ra vào dịp đầu năm. Năm nay, nhiều lễ hội có sáng tạo mới, kết hợp công nghệ trong công tác quản lý, tổ chức mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.

Cột cờ Hà Nội - biểu tượng lịch sử của Thủ đô đã mở cửa đón khách tham quan từ đầu năm 2025, thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân trong nước và du khách quốc tế.

Thời tiết mùa xuân đến báo hiệu một vụ lúa mới lại bắt đầu. Công việc dẫu có vất vả, nhưng bà con bao năm nay vẫn yêu nhịp sống trên những cánh đồng.

Chiếc quạt giấy Chàng Sơn truyền thống đã bắt đầu một hành trình mới, không chỉ là những nếp gấp mang theo làn gió mát, mà còn lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Không cần phải lên Tây Bắc, người Hà Nội có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban ngay giữa lòng Thủ đô. Năm nay ban không chờ tới tháng Ba mới nở.