Mừng thọ đầu xuân, nét đẹp hiếu nghĩa của người Việt
Trong những ngày đầu năm mới, các địa phương tại Hà Nội lại nhộn nhịp với lễ mừng thọ các cụ cao niên được tuổi chẵn chục từ 70 tuổi trở lên. Người Việt Nam quan niệm ông bà cha mẹ sống lâu là phúc đức cho con cháu. Lễ thượng thọ ở các làng quê là ngày hội đầu năm, ngày hội của truyền thống "uống nước nhớ nguồn" cao đẹp.
Tại thôn Lưu Xá (xã Đức Giang, huyện Hoài Đức), từ tờ mờ sáng, các cụ ông, cụ bà trong trang phục áo dài, khăn xếp được con cháu đưa đến nhà văn hóa để tham dự lễ vinh đăng, mừng thọ cho các bậc cao lão trong làng. Năm Giáp Thìn 2024, toàn thôn có 63 cụ được tròn tuổi từ 70 trở lên, trong đó, có có 4 cụ được thượng thượng thọ (90 tuổi), 20 cụ được thượng thọ (80 tuổi), 39 cụ được vinh đăng tuổi thọ 70.
Trong lúc các cụ ông, cụ bà đang thực hiện nghi lễ mừng thọ tại đình, tại chùa, thì ở nhà, con cháu tất bật chuẩn bị cỗ bàn khao họ hàng thân tộc. Hơn 60 cụ được tuổi tròn, nghĩa là hơn 60 gia đình tổ chức khao thọ, làng Lưu Xá ngày đầu năm rộn rã hơn bao giờ hết.
Một lễ mừng thọ được tổ chức trang trọng, ấm cúng sẽ đem lại niềm vui không chỉ cho các cụ mà còn cho cả gia đình. Cùng với nhiều hoạt động quan tâm chăm sóc người cao tuổi của gia đình và cộng đồng, mừng thọ đầu xuân là nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện sự tôn trọng của xã hội với người cao tuổi. Đây cũng là việc làm nhằm khẳng định vai trò, vị thế của người cao tuổi đối với gia đình và xã hội, giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích; đồng thời là dịp để con cháu ôn lại công ơn sinh thành, dưỡng dục, thể hiện sự kính trọng, tấm lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.
Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.
Đan Phượng, vùng quê yên bình nằm bên bờ sông Hồng, nơi nhịp sống gắn liền với những cánh đồng, vườn cây và tiếng ong bay rộn ràng mỗi sớm mai. Tháng 12 là thời điểm ong làm tổ để chuẩn bị cho mùa thu hoạch cuối năm.
Mùa đông Hà Nội, dù có cái se lạnh len lỏi qua từng góc phố nhưng vẫn không làm người ta chùn bước ra đường. Giữa tiết trời tưởng như lạnh lẽo, Hà Nội vẫn ấm áp theo cách rất riêng.
Bánh đa vừng Lương Quán, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội, là thức quà quê giản dị vẫn được người dân làm ra mỗi ngày.
Có một cách để tuổi thanh xuân và những kỷ niệm luôn còn mãi, đó chính là gửi gắm chúng qua những bức ảnh chụp chân dung.
0