Muốn đi trước đón đầu, phải đi bằng công nghệ mới
Thảo luận tại tổ về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số mới đây, đại biểu Quốc hội đề nghị cần có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nguồn lực phát triển công nghiệp bán dẫn. Có đại biểu phân tích, nếu theo đánh giá của chuyên gia, Việt Nam muốn đuổi kịp Malaysia về chíp bán dẫn thì mất khoảng 40 năm nữa. Do đó, với sự phức tạp của công nghệ này và trình độ còn thấp của Việt Nam, bước đầu chỉ nên ưu tiên, lựa chọn vài phân đoạn của sản xuất chip bán dẫn, tạo tiền đề cho những phát triển mạnh mẽ sau này.
Đại biểu Nguyễn Phương Tuấn, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Bây giờ phải định hình chúng ta phải tập trung phát triển ở giai đoạn nào, phân đoạn nào của chip bán dẫn. Nếu thu hút được các nhà đầu tư, thì trong vòng bao nhiêu lâu người Việt Nam chúng ta phải học được công nghệ mới. Chúng ta phải theo hướng trong các sản phẩm chíp bán dẫn sản xuất ra tại Việt Nam thì có khoảng 30% hay 40% các nguyên liệu là do Việt Nam sản xuất được ứng dụng vào sản phẩm đó. Có như vậy thì mới thúc đẩy được. Còn nếu không chúng ta lại biến thành một nơi chỉ sản xuất lắp ráp, chỉ có làm công thôi".
Nhiều ý kiến chỉ ra, dự thảo Luật chưa quy định các điểm ưu đãi vượt trội để thu hút, phát triển công nghiệp bán dẫn. Do đó, đề nghị bên cạnh các quy định về bảo đảm cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp bán dẫn, thì đặc biệt cần các chính sách hỗ trợ thuế, phí và tiền mặt.
Phát biểu tại buổi thảo luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết: "Các nước trong khu vực chúng ta là 70% sản xuất chip trên thế giới, chúng ta lại là trung tâm trong khu vực này. Chúng ta không tranh thủ thì ai tranh thủ? Nhưng muốn tranh thủ thì phải có ưu đãi, thì chính sách ưu đãi như thế nào cho phù hợp, các chuyên gia phải cân nhắc. Theo tôi, chúng ta phải có ưu đãi thuế, phí, lệ phí, đất đai, điện nước rồi công trình. Và đặc biệt là ưu đãi về tiền mặt nữa. Không có tiền mặt là họ đi thôi. Intel là một điển hình".
Công nghiệp bán dẫn hiện đang là một ngành được cả thế giới quan tâm vì tạo ra giá trị giá tăng cao và hình thành nên các thương hiệu lớn cho quốc gia. Là nước đi sau, để có thể cạnh tranh thu hút các 'đại bàng' bán dẫn về làm tổ thì không còn cách nào khác, Việt Nam phải thiết kế được một cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư đủ hấp dẫn và vượt trội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, muốn chạy nhanh, chạy xa, muốn đi trước đón đầu phải đi bằng công nghệ mới, trong đó cần có ưu đãi cho lĩnh vực chip bán dẫn.
Công ty cổ phần Tập đoàn 911 (mã HoSE: NO1) vừa có thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM cho biết ông Lưu Đình Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), người đại diện pháp luật, đã qua đời vào ngày 22/11- ngay trước ngày Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty dự kiến tổ chức ngày 23/11.
Các ngân hàng và công ty tài chính đang tăng cường cho vay tiêu dùng dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết Nguyên đán 2025.
Thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 cho thấy, 100% các ngân hàng đều có tăng trưởng tín dụng dương. Có thể thấy nhu cầu vốn tín dụng đang có xu hướng tiếp tục tăng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong dịp lễ hội cuối năm, bất động sản và tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn gặp khó khi vay vốn ngân hàng.
Hôm nay 24/11, giá vàng nhẫn tiếp đà tăng nhẹ với vàng một số thương hiệu gần cán mốc 87 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng ổn định và duy trì ở mốc 87 triệu đồng/lượng sau chuỗi ngày tăng mạnh.
Cùng với vận động người dân ưu tiên dùng hàng Việt, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị suốt 15 năm qua, đến nay rất nhiều sản phẩm hàng hóa Việt đã được người tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước yêu thích, tin tưởng chọn lựa.
0