MV của An Thu An được so với Hòa Minzy, Hồng Duyên
An Thu An dệt tơ sen, mang cả 'Tinh hoa Bắc Bộ' vào MV mới
Ca sỹ trẻ An Thu An (nghệ danh mới của Thu An – Á quân dòng nhạc dân gian cuộc thi Sao Mai 2022) vừa ra mắt báo giới và khán giả MV Tứ thân. Đây là sản phẩm âm nhạc đầu tiên trong dự án âm nhạc mang tên cô "An" sẽ được thực hiện trong năm 2024.
MV "Tứ thân" của An Thu An được quay tại sân khấu thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ, vô cùng đẹp và đầy tính nghệ thuật. Tạo hình của An Thu An trong MV này mang đậm hơi thở dân gian, nhưng có sự cách điệu, trẻ trung và hợp với hơi thở đời sống đương đại. Từ âm nhạc, trang phục đến vũ đạo của An Thu An trong MV này đều rất thống nhất về màu sắc đến phong cách, tạo nên một tổng thể hoàn hảo, đẹp cả phần nhìn và phần nghe.
Nội dung của MV là một câu chuyện tình nam - nữ với cái kết mở khơi gợi để người xem tự cảm nhận và rút ra cho mình những chiêm nghiệm riêng. Hình ảnh nữ chính – An Thu An ngồi dệt sợi tơ sen chứ không phải dệt vải thông thường đã tạo sự ấn tượng cho người xem. Dệt tơ sen là một hình thức dệt từ sợi tơ của cành sen để mang đến những sản phẩm chất lượng. Hình thức dệt tơ sen này xuất từ làng dệt truyền thống tại xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, do nghệ nhân Phan Thị Thuận nghiên cứu.
"Tứ thân" được nhạc sỹ Phạm Việt Tuân sáng tác riêng cho An Thu An nên vừa vặn với quãng giọng và phù hợp với “màu” giọng cũng như cách hát của cô. Ca khúc được lấy chất liệu dân gian Bắc Bộ, được phối khí mới mẻ, hiện đại với tiết tấu nhanh, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.
An Thu An lựa chọn ekip trong Nam để thực hiện MV "Tứ thân", trong đó có sự giúp sức của đạo diễn Vũ Hồng Thắng. Anh là người từng đạo diễn những MV “triệu view” của các nghệ sĩ như Mỹ Tâm, Hà Anh Tuấn, Hòa Minzy, Đức Phúc...
Sau chưa đầy 24h phát hành, "Tứ thân" đã đạt hơn 12 nghìn lượt xem trên Youtube và lọt top 4 iTunes Việt Nam - con số không "kém" cho một sản phẩm đậm chất dân gian, lại đến từ một ca sĩ trẻ trong thị trường âm nhạc Việt.
Nhiều khán giả nhận xét MV được đầu tư chất lượng, hình ảnh sắc nét, nhiều yếu tố được cài cắm mang ý nghĩa, tôn vinh văn hóa truyền thống. Đồng thời, giọng hát trong trẻo, ngọt ngào của Thu An cũng được khen ngợi, đúng với màu sắc của một Á quân dòng nhạc dân gian.
Tín hiệu tích cực từ các sản phẩm âm nhạc giàu giá trị văn hóa
Tuy vậy, không thể tránh khỏi sự so sánh, liên tưởng khi xem MV của An Thu An với những sản phẩm trước đó của: Hòa Minzy (Kén cá chọn canh, Thị mầu), Hoàng Thùy Linh với loạt MV đình đám, được đầu tư chỉn chu, đồng nhất, được coi là "tiên phong" cho việc đem văn hóa truyền thống đến với khán giả đại chúng (Để Mị nói cho mà nghe, Gieo quẻ, See tình...) hay Hồng Duyên - giọng ca dân gian cũng bước ra từ cuộc thi Sao Mai, với MV "triệu view" được phát hành trước dịp Tết Nguyên đán vừa qua là "Cầu duyên".
Không bàn tới giọng hát hay phong cách âm nhạc, vì mỗi người đều có chất giọng khác nhau, mỗi sản phẩm cũng được hòa âm phối khí theo những dòng nhạc riêng. Nhưng các MV đều thể hiện rõ mong muốn khai thác chất liệu văn hóa dân gian của dân tộc, các nghệ sĩ khoác lên mình màu sắc sặc sỡ với: áo tứ thân, yếm đào...
Với "Tứ thân", An Thu An mặc trang phục của những NTK cũng rất tâm huyết với trang phục và chất liệu truyền thống như: Thạch Linh, Cao Minh Tiến, Phạm Trần Thu Hằng...
Xem MV của An Thu An, khán giả vẫn cảm nhận được sự gần gũi bởi các câu ca "Người ơi người ở đừng về", "têm miếng trầu cay..." nhưng giai điệu được phối trẻ trung, sôi động và bắt tai hơn. Không thể không dành lời khen cho cô gái sinh năm 2000, nhưng đã chú ý tới việc thể hiện và quảng bá văn hóa truyền thống, từ đó xây dựng tệp khán giả mới cho mình.
Việc các nghệ sĩ đem câu chuyện dân gian, mang văn hóa truyền thống vào sản phẩm cá nhân, có thể gây so sánh, bởi điều đó thể hiện sự quan tâm của khán giả. Nhưng nếu MV được đầu tư chỉn chu, lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục thì vẫn là điều nên khuyến khích. Bởi họ đang phần nào đó đưa nét đẹp văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam tới khán giả nhiều lứa tuổi và cho thấy khả năng vừa giữ gìn giá trị truyền thống, vừa sáng tạo sản phẩm mang hơi hướng hiện đại.
Ngày 19/11, cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội” 2024 đã bước vào ngày cuối của vòng Sơ khảo 1, nhiều thí sinh từ khắp nơi về thử sức với nhiều tiết mục dự thi hấp dẫn.
Tối 18/11, tại sân vận động Cột Cờ, Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật, truyền hình trực tiếp, với tên gọi “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Tối 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước" do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Tổng cục Chính trị Quân đội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức, đã diễn ra.
Tối 18/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam phối hợp với Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.
Đêm nhạc “Dòng thời gian” với chủ đề “Bài ca trên núi” đã diễn ra vào tối qua 17/11, trong không khí đầy thi vị, cùng giọng ca ngọt ngào của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng. Đúng như tên gọi đậm chất thơ, đêm nhạc được tổ chức giữa rừng núi Ba Vì hùng vĩ tạo nên nhiều cảm xúc trong lòng khán giả.
0